40 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc
-
“Cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền trên biên giới phía Bắc tháng 2.1979 là một trong những trang sử oai hùng nhất, khi chúng ta dám đánh và chúng ta chiến thắng. Khi Đặng Tiểu Bình nói muốn “dạy cho Việt Nam một bài học” thì ngược lại, chúng ta cũng đã dạy cho họ nhiều bài học. Đó là bài học về sự đoàn kết, bài học vượt khó khăn, bài học cho bất kỳ thế lực bành trướng, ngoại xâm nào là cần phải ứng xử đúng với Việt Nam”, GS.TSKH Phan Xuân Sơn – chuyên gia Chính trị học (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) nhận định với Dân Việt.
-
Trở về Hà Nội sau chuyến công tác Lạng Sơn đúng thời điểm diễn ra cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, Lưu Quang Vũ bị ám ảnh khôn nguôi khung cảnh thị xã nhỏ bé, xinh xắn với con sông Kỳ Cùng thơ mộng nay bị tàn phá tiêu điều, bị băm nát bởi đạn pháo của kẻ thù. Buổi đêm anh chong đèn ngồi làm việc, hàng loạt sáng tác lấy cảm hứng từ cuộc chiến đấu quả cảm của quân dân ta được ra đời và "Viết ở Lạng Sơn" là một trong số đó.
-
Đó là những gì thể hiện chính xác nhất vào lúc này khi nói về lá đơn xin tái ngũ của sinh viên Nguyễn Chiều – Đại học Tổng hợp Hà Nội – cách đây 40 năm. Giờ đã nghỉ hưu, nhưng những ký ức về những ngày tháng cam go, nhưng đầy oai hùng trong khí thế hừng hừng chiến đấu của dân tộc, trong tâm cựu sinh viên này vẫn thổn thức.
-
Ngày 17.2.1979, một đơn vị của quân xâm lược bành trướng Trung Quốc thọc sâu vào biên giới Việt Nam tại khu vực huyện Hòa An (Cao Bằng). Nhưng bất ngờ chúng đụng phải một đơn vị nữ có nhiệm vụ canh giữ kho quân khí và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ đến từ những người phụ nữ Việt Nam bất khuất, anh hùng.
-
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đã trôi qua 40 năm, nhưng Trung tướng Đặng Quân Thụy luôn cảm thấy chính mình cùng cả dân tộc chúng ta đang còn mang một món nợ vô cùng lớn trước vong linh những người đã ngã xuống vì công cuộc bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc.
-
Tháng 2.1979, khi quân xâm lược Trung Quốc tràn đến, hai chị em Lê Thị Bẩy (9 tuổi), Lê Thị Bay (7 tuổi) xóm 3, xã Hưng Đạo, TP.Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng theo cha mẹ chạy giặc nhưng bị lạc. Hai đứa trẻ đó đã phải sống qua bao ngày đói khổ, côi cút và sợ hãi trong rừng.
-
Tình hình chiến sự ở mặt trận Vị Xuyên vô cùng khốc liệt đòi hỏi tăng cường một số cán bộ đã có kinh nghiệm chiến đấu, cũng như đơn vị tham mưu đưa lên tăng cường cho mặt trận này. Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy là người được Đại tướng Hoàng Văn Thái – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giao trọng trách Tham mưu trưởng trực tiếp ở mặt trận này.
-
Ngày 17.2.1979, sau khi bắn viên đạn cuối cùng, một chiến sĩ đồn biên phòng Pha Long đã gửi một bức điện về hậu phương, với chỉ vỏn vẹn vài chữ: "Chúng tôi hết đạn. Xin vĩnh biệt".
-
“Xem xét một cách khách quan, cuộc tấn công biên giới phía Bắc nước ta mà nhà cầm quyền Bắc Kinh phát động năm 1979 không khác gì những cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mà Việt Nam từng phải chống trả để gìn giữ độc lập và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong suốt lịch sử hàng nghìn năm”, GS.TSKH Vũ Minh Giang (Đại học Quốc gia Hà Nội) đúc rút khi chia sẻ với Dân Việt.
-
Tháng 2.1979, sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh luôn trong tình trạng bị cắt liên lạc, an ninh bao vây, cán bộ đi đâu cũng bị theo dõi.
-
“Bước vào cửa, vừa nhìn thấy bà Mùi, tôi đã rơi nước mắt. Tôi gọi mẹ ơi rồi chạy tới ôm bà. Người phụ nữ này không phải mẹ đẻ, không phải mẹ chồng, đây là người mẹ cơ duyên của tôi. Bà là cô bộ đội đã ôm tôi chạy giặc và được nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường ghi lại tháng 2.1979. Sau 37 năm chúng tôi mới gặp nhau”, chị Hoàng Thị Hiền kể với PV Dân Việt.
-
Cựu binh Nguyễn Duy Thực ngậm ngùi, dù đã 40 năm trôi qua, ông chưa một lần được gặp lại 2 đồng đội đã cùng ông mở đường máu, ôm súng lao mình ra khỏi pháo đài Đồng Đăng (Lạng Sơn) vào tháng 2.1979 lịch sử đó.
-
Tháng 2.1979, sau khi ăn Tết Nguyên đán ở Hà Nội, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường tạm biệt vợ và con trai 8 tuổi để quay trở lại mảnh đất biên giới Cao Bằng. Ông mua vé máy bay nhưng không thấy bán vé khứ hồi, việc này khiến ông linh cảm có thể sắp xảy ra cuộc chiến.
Chủ đề nóng