60 năm đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh
-
Đường Hồ Chí Minh dài 3.183 km, kéo dài từ Pác Pó-Cao Bằng đến Đất Mũi- Cà Mau, đi qua 28 tỉnh, thành phố, khi đưa vào khai thác, sử dụng đã trở thành mạch máu giao thông quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội cho những địa phương nơi tuyến giao thông qua.
-
Để làm nên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước, không thể kể được hết những hy sinh to lớn của lực lượng thanh niên xung phong...
-
“Năm 1968, địch đánh phá ác liệt, khi đó Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên mới lệnh cho Binh trạm 9, Binh trạm 12 thành lập trung đội nữ lái xe. Khi thành lập trung đội nữ lái xe, Tư lệnh cũng rất quan tâm, động viên để chị em thêm chắc tay lái, góp sức vào việc vận chuyển chi viện cho những mặt trận ác liệt...”, bà Bùi Thị Vân - nữ lái xe đường Trường Sơn năm xưa nhớ lại.
-
Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh (19/5/1959 -19/5/2019), con đường huyền thoại của thế XX, góp phần vô cùng quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước, Dân Việt xin mời bạn đọc theo dõi Infographic để có cái nhìn toàn cảnh về tuyến đường này.
-
“Anh em chúng tôi bỏ hết quần áo để lội sông khảo sát để làm thêm cầu ngầm nữa thì máy bay trinh sát OV -10 của địch bất thình lình lao tới. Chúng bắn quả pháo cối để báo hiệu cho máy bay phản lực đến đánh. Chúng tôi vội lao lên bờ nhưng chỗ đó chẳng có hầm gì, mỗi người tìm một hốc cây để lánh”, Thiếu tướng Hoàng Kiền kể về những tháng ngày ác liệt trên đường Trường Sơn.
-
“Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên có hứa với chúng tôi một ngày gần nhất sẽ xuống thăm Bảo tàng, cùng dự ngày lễ truyền thống với Bộ đội Trường Sơn nhưng lời hứa của Bác không thể thực hiện được nữa rồi” – Trung tá Hoàng Oanh, Phó Giám đốc Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh chia sẻ với PV Dân Việt.
-
“Ở dốc Ba Thang của đại ngàn Trường Sơn, tôi được chứng kiến cảnh những người lính ngất nghểu trên những chiếc thang cao lênh khênh bằng 3 chiếc thang tre bình thường nối lại. Họ cột mình hàng giờ vào sườn núi đục đá tra bộc phá. Cứ liên tục tốp này đến tốp khác…”, Thiếu tướng Võ Sở kể về ký ức mở đường Trường Sơn huyền thoại.
-
Ông là vị tướng rất đặc biệt, sau khi qua đời được gần 10 năm, ông được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (LLVTND). Ông là Thiếu tướng Võ Bẩm – là vị chỉ huy đầu tiên trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
Chủ đề nóng