Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam
-
Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách, viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với “Tây Sa” và “Nam Sa” (cách gọi của Trung Quốc về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).
-
Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công an), phát ngôn mới đây của phía Trung Quốc về khu vực bãi Tư Chính (Việt Nam) là rất lố bịch, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.
-
Trước một số luồng thông tin cho rằng Việt Nam đang dựa vào Mỹ để đối phó Trung Quốc ở Biển Đông, trò chuyện với Dân Việt, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình đã đưa ra những thông tin phản bác lại.
-
Sau khi Báo NTNN/Dân Việt ra mắt chuyên mục “CONG & THẲNG” - một chuyên mục đặc biệt mang tính chính luận và phản biện, TS. Trần Công Trục - chuyên gia luật biển, nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ đã gửi bài viết cho chuyên mục, chia sẻ những quan điểm, nhận định xung quanh vấn đề đang rất nóng: tranh chấp ở Biển Đông.
-
Chiều 22/8, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam kể từ khi nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
-
Mới đây, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã lên tiếng phản bác mạnh mẽ khi một số thông tin nói rằng ông đã kích động chiến tranh với Trung Quốc qua các bài viết. Sự thật vấn đề này thế nào, PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Nhà thơ Trần Đăng Khoa.
-
Trước việc Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động phi pháp tại khu vực bãi Tư Chính thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam, hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều về việc lựa chọn hình thức đấu tranh như thế nào mới là đúng đắn, hiệu quả. Chuyên mục Cong&Thẳng trích đăng ý kiến của nhà báo Gia Tưởng xung quanh vấn đề này.
-
Giáo sư Carl Thayer nhận định rằng: “Trung Quốc đang đặt các nước ASEAN vào sự dọa nạt và các mối đe dọa. Không chỉ Philipines, Malaisia…, hành động kéo tàu khảo sát Hải Dương 8 thăm dò Bãi Tư Chính của Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền lãnh hải Việt Nam.
-
“Chúng ta tiếp tục đấu tranh bằng mọi cách để giải quyết những tranh chấp bất đồng bằng thương lượng, hòa bình. Thương lượng có thể song phương, đa phương tùy sự việc xảy ra liên quan đến các quốc gia”, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật nói.
-
Lẽ thường, khi chủ quyền biển đảo bị xâm hại, người dân bày tỏ lòng yêu nước, sự quan tâm, theo dõi diễn biến. Lợi dụng tâm lý này, trên mạng internet, một số đối tượng “thầy phán” đã đưa ra “rao giảng” phải yêu nước ra sao, hành động thế nào, song âm mưu chính là kích động người dân, lợi dụng vấn đề chủ quyền biển đảo để chống phá Đảng, Nhà nước.
-
Trước chiến thuật vừa “câu giờ” vừa muốn độc chiếm biển Đông của Trung Quốc, các chuyên gia đã đưa ra những biện pháp căn cơ, những "việc cần làm ngay" của Việt Nam để có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ.
-
Hệ thống nhà giàn DK1 được xây dựng trên thềm lục địa phía Nam từ năm 1989 - 1998 và do Hải quân Việt Nam quản lý, là "Cột mốc chủ quyền quốc gia đặc biệt trên biển". 30 năm đã qua, bảo vệ nhà giàn DK1 - bảo vệ cột mốc chủ quyền quốc gia đặc biệt trên biển là sứ mệnh thiêng liêng của người chiến sĩ hải quân, là tình yêu, nghĩa cử, trách nhiệm đối với biển, đảo của Tổ quốc.
-
Chúng ta đã xây dựng nhiều nhà giàn DK1 mới bên cạnh hơn chục nhà giàn cũ và có cầu nối giữa 2 nhà để tăng thêm độ ổn định và diện tích sử dụng, tiếp tục khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên khu vực thềm lục địa Nam Biển Đông.
Chủ đề nóng