Chữ ký

Thứ tư, ngày 22/12/2010 07:13 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Trên đời này chắc chẳng ai không một lần phải dùng đến chữ ký... Đầu tiên lấy vợ lấy chồng, chắc chắn phải ký vào giấy kết hôn. Sau là sinh con, phải ký vào giấy xin khai sinh.
Bình luận 0

Đi làm thì ký vào đơn xin việc, rồi khai hồ sơ lý lịch cũng không thể thiếu chữ ký của mình. Làm lãnh đạo thì ký vào các quyết định công việc, ký xác nhận, ký ban hành. Thôi thì trăm thứ bà rằn khi có những việc cần phải theo đúng thủ tục quy định. Chữ ký của người mù chữ là điểm chỉ. Điểm chỉ có lẽ là chữ ký chính xác nhất vì không ai bắt chước được vân tay...

Viết qua vài dòng vui vui để cùng tìm hiểu về chữ ký.

Chữ ký là dính đến công việc mà mình liên đới hoặc là của mình, hoặc với người khác. Chữ ký của Tổng Bí thư, của Chủ tịch nước, của Thủ tướng hoặc Chủ tịch Quốc hội là những chữ ký nặng trách nhiệm nhất vì nó liên quan đến toàn dân.

Sáng kiến chẳng biết ai đề xuất vì tưởng thế là trách nhiệm mà hóa ra chẳng trách nhiệm gì, cần bỏ ngay trong cải cách hành chính, đó là ký móc.

Khi trình văn bản lên cho cấp trên ký thì người có trách nhiệm soạn hay duyệt bước một văn bản phải ký móc, ký nháy vào đuôi văn bản để tỏ ra là có trách nhiệm soạn thảo. Thủ trưởng mà quan liêu không đọc lại, thấy có ký móc rồi ký bừa là dễ gây tai họa. Lúc ấy đổ vòng đổ vèo cuối cùng “lên thớt” có khi lại là người đánh máy. Ô hô!

Chuyện chữ ký còn dài, chỉ gợi ý tí thôi để bất kỳ ai khi dùng đến chữ ký của mình phải nhớ đó là trách nhiệm không nặng thì nhẹ, phải hết sức thận trọng.

Vậy mà chữ ký thiếu trách nhiệm bây giờ hơi nhiều!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem