Chu Nguyên Chương: “Nhà Minh tồn tại được bao nhiêu năm?”
Chu Nguyên Chương: “Nhà Minh tồn tại được bao nhiêu năm?”
Tiểu Phàm
Chủ nhật, ngày 06/10/2024 06:30 AM (GMT+7)
Nhưng mà Chu Nguyên Chương đến chết cũng không ngờ được rằng, lão đạo sĩ nói "vong tại Tây Bắc", kỳ thực là chỉ năm Sùng Trinh cuối thời nhà Minh, Lý Tự Thành ở Tây Bắc cuối cùng đã công phá hoàng thành nhà Minh, kết thúc sự thống trị của vương triều nhà Minh.
Chu Nguyên Chương: "Nhà Minh tồn tại được bao nhiêu năm?" và câu trả lời từ đạo sĩ bí ẩn
Từ xưa tới nay, người phàm có sinh lão bệnh tử, triều đại có thịnh suy thay đổi, đây vĩnh viễn là chân lý bất biến. Lần giở lại lịch sử Trung Quốc, có thể thấy thời xưa tồn tại rất nhiều vương triều, có vương triều là từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, chính là từ cường thịnh sau đó dần dần đi đến diệt vong.
Dù là cường đại như nhà Hán, nhà Đường, hay là yếu nhược như nhà Tấn, nhà Tống, cuối cùng đều khó tránh khỏi số phận bị tiêu diệt, chẳng qua thời gian dài ngắn khác nhau mà thôi. Mà trong các hoàng đế khai quốc của các vương triều, phần lớn đều là người hiền lương, tài cán, ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt, dường như tất cả các đế vương đều rất có năng lực.
Lại không nói đến Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, cũng không phải là hoàng gia quý tộc, lại có thể đoạt được vương quyền, cá nhân này không thể xem thường, tuyệt đối là người xuất sắc trong các triều đại đế vương.
Chu Nguyên Chương dẫn quân tiêu diệt nhà Nguyên, nghĩa quân Trần Hữu Lượng, Trương Sĩ Thành, thống nhất toàn quốc, thành lập vương triều Đại Minh. Chu Nguyên Chương sau khi đăng cơ thì biết rõ đấu tranh giành thiên hạ là không dễ, giữ giang sơn lại càng khó hơn, vì vậy để cho vương triều nhà Minh do chính tay ông tạo dựng được lưu truyền mãi mãi, ông muốn mời người dự đoán quốc vận của Đại Minh.
Trước tiên ông nghĩ tới người đi theo mình nhiều năm là Lưu Bá Ôn. Người này trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Nhưng Lưu Bá Ôn đã lấy lý do là thiên cơ bất khả lộ, vì vậy chỉ trả lời mập mờ, Chu Nguyên Chương nghe vậy thì cũng đành chấp nhận.
Về sau Chu Nguyên Chương vô tình nghe nói ở kinh thành có một đạo sĩ bí ẩn có thể xem bói, hơn nữa tinh thông ngũ hành bát quái. Chu Nguyên Chương vì vậy rất cao hứng, liền cởi long bào cải trang một phen, ông mang theo 2 người tùy tùng và đi ra khỏi cung để tìm vị đạo sĩ kia.
Điều khiến Chu Nguyên Chương không ngờ tới là dường như vị đạo sĩ này đã biết là ông sẽ tới, trời sắp tối cũng không dẹp quầy, cứ ngồi yên đó để chờ. Lúc Chu Nguyên Chương đến trước sạp, chưa kịp nói gì thì đã thấy lão đạo sĩ quỳ xuống nói: "Bần đạo bái kiến hoàng thượng, ngô hoàng (hoàng đế của chúng ta) vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế".
Chu Nguyên Chương sợ toát mồ hôi lạnh, lão đạo sĩ làm sao biết được thân phận của ông? Vì đã bị nhận ra, Chu Nguyên Chương lúc này đi thẳng luôn vào vấn đề mà hỏi: "Trẫm lần này đến đây, là muốn hỏi tiên sinh quốc vận của Đại Minh sẽ như thế nào? Tồn tại được bao nhiêu năm?" Chu Nguyên Chương vừa dứt lời, chỉ thấy lão đạo sĩ cau mày suy tính chốc lát rồi nói ra 8 chữ: "Khởi vu Đông Nam, vong vu Tây Bắc" (Khởi lên ở Đông Nam, chôn thây ở Tây Bắc). Chu Nguyên Chương vừa nghe 4 chữ đầu thì biết đó là nửa đời trước của mình, nhưng 4 chữ sau thì lại không biết ý tứ là gì?
Lúc ấy chỉ còn thế lực tàn dư của nhà Nguyên, hơn nữa Mông Cổ ở phía Bắc, Tây Bắc, đều sóng yên biển lặng, có ai có thể uy hiếp đến sự thống trị của nhà Minh được, làm sao có thể "vong tại Tây Bắc" được? Vì thế Chu Nguyên Chương có chút tức giận mà nói: "Việc này không thể nào!" Sau đó rời đi.
Nhưng mà Chu Nguyên Chương đến chết cũng không ngờ được rằng, lão đạo sĩ nói "vong tại Tây Bắc", kỳ thực là chỉ năm Sùng Trinh cuối thời nhà Minh, Lý Tự Thành ở Tây Bắc cuối cùng đã công phá hoàng thành nhà Minh, kết thúc sự thống trị của vương triều nhà Minh. 4 chữ dự ngôn của lão đạo sĩ sau hơn 200 năm đã hoàn toàn ứng nghiệm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.