Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: TP.HCM phải ngăn chặn khủng hoảng hệ thống y tế

Bạch Dương Thứ tư, ngày 22/06/2022 16:08 PM (GMT+7)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi tiếp xúc cử tri là ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, các vị nhân sĩ, trí thức, chức sắc các tôn giáo, người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc, giới văn nghệ sĩ tại TP.HCM.
Bình luận 0
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: TP.HCM phải ngăn chặn khủng hoảng hệ thống y tế - Ảnh 1.

GS Trần Đông A. Ảnh: P.V

Với tinh thần "lắng nghe là chính", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các ĐBQH TP.HCM đã dành thời gian lắng nghe rất nhiều ý kiến cử tri, với nhiều ý kiến được phân tích sâu, đưa giải pháp cụ thể.

Góp ý cho Luật Khám chữa bệnh mà Quốc hội vừa thảo luận lần đầu tại kỳ họp vừa qua, GS.TS. Trần Đông A phân tích nhiều vấn đề của luật, trong đó có vấn đề đấu thầu tại bệnh viện. Nguyên tắc là cứ giá rẻ bệnh viện mới được mua. Trong khi có những lĩnh vực chuyên sâu như ghép tạng, bệnh viện không có thuốc, người nhà phải mua thuốc bên ngoài. Đấu thầu giá rẻ, nhưng thực tế là gạc giá rẻ có rất nhiều xơ, gây ra tắc ruột nếu mổ ở bụng. Trong khi với bệnh nhân là trẻ em, mổ nhiều lần sẽ ảnh hưởng cả cuộc đời cháu bé.

Theo GS Trần Đông A, những hạn chế của ngành y tế bộc lộ rõ ràng khi đại dịch bùng phát: Y tế cơ sở vừa thiếu, vừa rất yếu, còn nhiều lỗ hổng, y tế theo mô hình tháp ngược khi đa số bác sĩ đều muốn làm bác sĩ chuyên khoa.

Tháng 11/2016, Bộ Y tế đưa ra mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 80% các tỉnh thành trực thuộc TƯ có mô hình bác sĩ gia đình. Đây là chiến lược đúng dù chậm so với thế giới nửa thế kỷ, vì bác sĩ gia đình là các bác sĩ đa khoa có trình độ toàn diện, chăm sóc sức khỏe ban đầu, có kỹ năng tư vấn tâm lý để chẩn đoán, tiên lượng, hướng dẫn cho người bệnh, dự phòng bệnh tật qua tư vấn dinh dưỡng, vệ sinh phòng dịch. Đây là mẫu mà bác sĩ tuyến đầu chống dịch đã được yêu cầu thực hiện nhưng thực hiện thiếu và không đồng đều.

GS Trần Đông A đưa ra nhận xét: Đang thừa chiến lược và thiếu cơ chế thực hiện. Việc xây dựng chính sách là quan trọng nhất và cần bắt tay làm ngay.

Luật sư Trương Thị Hòa kiến nghị Chủ tịch nước quan tâm, chỉ đạo thực hiện các chính sách đối với người khuyết tật, người cao tuổi, quan tâm việc chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân, bởi nước ta có khoảng 10% dân số người cao tuổi, trên 7% dân số là người khuyết tật. Luật sư cũng đề nghị cần quan tâm hơn đến chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân. Hiện nay, Việt Nam cũng chỉ có khoảng 2% ngân sách quốc gia dành cho sức khỏe tâm thần, ở các nước có thu nhập thấp chỉ có khoảng 12% người có vấn đề về sức khỏe tâm thần được điều trị.

Các cử tri còn nêu kiến nghị về giải pháp cho giao thông, xây dựng thêm các thiết chế văn hóa, văn học nghệ thuật đồng bộ, xứng tầm; xây dựng không gian sinh hoạt văn hóa cho các cộng đồng tôn giáo khác nhau…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: TP.HCM phải ngăn chặn khủng hoảng hệ thống y tế - Ảnh 3.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri MTTQ Việt Nam TP.HCM. Ảnh: Việt Dũng/SGGP

Lắng nghe những ý kiến cử tri, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói: "Có những vấn đề cần nghiên cứu, nhưng cũng có những vấn đề có thể vận dụng được ngay…". Đơn cử như những trăn trở của GS Trần Đông A, Chủ tịch nước cho rằng vấn đề bác sĩ gia đình được đưa ra sớm, nhưng thực hiện rất chậm. TP.HCM phải chăng có thể đi trước một bước.

Trong những công việc cần tập trung, Chủ tịch nước đề nghị TP.HCM ngay bây giờ đảm bảo cung ứng dịch vụ y tế giáo dục, ổn định giá cả, khơi thông bất cập trong đấu thầu mua sắm thuốc, giải bài toàn thiếu thuốc và vật tư tiêu hao. Trong khi chờ Chính phủ tháo gỡ, TP.HCM trong phạm vi trách nhiệm của mình cần chủ động tháo gỡ để bảo vệ sức khỏe nhân dân. 

Về lâu dài, TP.HCM cần xác định lại mô hình chăm sóc sức khỏe nhân dân, mô hình bác sĩ gia đình phải quyết liệt hơn, trước mắt phải ngăn chặn sự khủng hoảng hệ thống y tế TP.HCM, có chương trình đào tạo trung và dài hạn hiệu quả hơn.

Chủ tịch nước cũng bày tỏ mong muốn TPHCM tiếp tục đối thoại với doanh nghiệp, đặc biệt tháo gỡ vướng mắc của nhiều dự án, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Trong đó, đặc biệt chú ý các lĩnh vực kinh tế có tính chất đòn bẩy, có tính lan tỏa như hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, viễn thông.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem