Chủ tịch Trung Quốc rục rịch cải tổ nhân sự cấp cao

Đông Phong (theo Scmp) Chủ nhật, ngày 18/01/2015 19:00 PM (GMT+7)
Bên cạnh những nỗ lực chống tham nhũng, giới lãnh đạo tại Bắc Kinh cũng đang tiến hành đợt cải tổ nhân sự trên quy mô lớn, hứa hẹn tạo ra sự thay đổi lớn trên chính trường Trung Quốc trong thời gian tới.
Bình luận 0

Mở đầu cho việc làn sóng cải tổ nhân sự này là việc ủy viên Bộ Chính trị Tôn Xuân Lan, người đang giữ chức bí thư thành ủy Thiên Tân được điều sang giữ nắm ghế trưởng ban Mặt trận Thống nhất Trung ương, chức vụ đang để trống sau khi ông Lệnh Kế Hoạch bị điều tra do liên quan đến tham nhũng.

Bà Tôn Xuân Lan hiện được đánh giá là một trong những nữ chính trị gia cấp cao nhất của Trung Quốc. Theo Caixin, trước khi được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội 18 năm 2012, bà Tôn từng là cấp dưới trực tiếp của Thủ tướng Lý Khắc Cường, khi đó là bí thư tỉnh ủy (2004-2007).

Nhiều nhà phân tích cho rằng, đây là biến động nhân sự cấp cao đầu tiên của Bộ Chính trị Trung Quốc kể từ sau Đại hội 18 và ông Tập Cận Bình đang có những bước đi chuẩn bị cho nhân sự cấp cao tại kỳ Đại hội 19.

img

  5 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến sẽ về hưu sau Đại hội 19 (từ trái sang phải): Vương Kỳ Sơn, Trương Cao Lệ, Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang và Du Chính Thanh.

 Một cái tên đáng chú ý khác là ông Hoàng Hưng Quốc, hiện đang giữ chức thị trưởng thành phố Thiên Tân. Ông Hoàng sẽ kiêm nhiệm luôn cả chức vụ bí thư thành ủy mà bà Tôn để lại. Trước đó, ông Hoàng từng có thời gian dài công tác tại tỉnh Chiết Giang và là cấp dưới trực tiếp của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tờ South China Morning Post nhận định, việc ông Hoàng Hưng Quốc được đề bạt kiêm nhiệm 2 vị trí quan trọng nhất của thành phố Thiên Tân, cũng như mối quan hệ gần gũi của ông với giới lãnh đạo cao hàng đầu của đất nước cho thấy chính khách này là ứng viên tiềm năng của Bộ Chính trị nhiệm kỳ sắp tới.

Bộ Chính trị Trung Quốc đang đứng trước thời điểm sắp có sự xáo trộn lớn bởi theo quy định, các ủy viên Bộ Chính trị không được phép tái cử nếu tuổi đời từ 68 trở lên.

Như vậy, sẽ có 5 ủy viên thường vụ và 6 ủy viên đương nhiệm của Bộ Chính trị sẽ về hưu sau Đại hội 19 dự kiến diễn ra vào năm 2017. Điều này dự báo sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các chính trị gia Trung Quốc để được ngồi vào 11 chiếc ghế bỏ trống của "cơ quan đầu não quan trọng nhất" Trung Quốc.

img

 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiến hành nhiều cải tổ nhân sự trong thời gian tới.

Giáo sư Steve Tsang đến từ trường đại học Nottingham nhận xét, số lượng quan chức nghỉ hưu sẽ ảnh hưởng lớn đế việc thay đổi nhân sự cấp cao trong Đại hội 19 sắp tới và "Chủ tịch Tập Cận Bình biết rõ điều này hơn bất kỳ ai".

Trong khi đó, Giáo sư Zhang Ming, một chuyên gia về khoa học chính trị của trường đại học Renmin lại cho rằng, ông Tập sẽ tận dụng Đại hội 19 sắp tới để củng cố hơn nữa quyền lực của mình.

Chủ tịch Tập được cho là nhà lãnh quyền lực nhất trên chính trường Trung Quốc kể từ sau thời kỳ của cựu Chủ tịch Đặng Tiểu Bình.

"Các thay đổi nhân sự sẽ tiếp tục diễn ra trong hai năm sắp tới, đặc biệt là tại các hội nghị trung ương nhóm họp định kỳ mỗi năm một lần", ông kết luận.

Còn giáo sư Xiayu Pu đến từ trường đại học Nevada lại nhận định, mặc dù cuộc đua tranh giành những chiếc ghế vào Bộ Chính trị và ủy ban thường trực trong Đại hội 19 sắp tới sẽ được quyết định bằng nhiều yếu tố nhưng "Ông Tập hẳn là đã có danh sách những ứng cử viên của riêng mình".

"Thời gian sắp tới là lúc chủ tịch Tập Cận Bình thử thách năng lực và lòng trung thành của các ứng cử viên", giáo sư Pu nhận xét.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem