Chúng ta đã ác với con hơn chúng ta tưởng

Thứ bảy, ngày 16/04/2011 16:02 PM (GMT+7)
“Chiến ca mẹ Hổ” Amy Chua, gây sửng sốt nước Mỹ nhưng thực tế thì không quá xa lạ ở Việt Nam. Nhiều bà mẹ Việt cũng đang áp dụng các dạy con nghiêm khắc như “mẹ Hổ”.
Bình luận 0

Ở Việt Nam, có rất nhiều mẹ Hổ

Tôi gặp một bé rất khó ăn, mỗi lần cho bé ăn mất cả giờ đồng hồ nhảy múa, khen ngợi, dọa dẫm… Nhưng, cũng như những bé khó ăn khác, chỉ cần ho, hay nhợn nhợn, là ói thành vòi. Những lúc đó, nhanh như cắt, mẹ bé dùng ngay chiếc bát hứng lấy cơm, sữa con ói ra rồi cho bé ăn lại đồ ói đó.

img

Và đúng là thay vì ăn lại một bát cháo mới mất cả giờ đồng hồ, thì chỉ sau chưa đầy 5 phút bé đã nuốt lại sạch chén cơm mình vừa ói ra.Chị giải thích: “Đồ ăn này nó vừa nuốt vào xong, mình hứng vào chén, đã dính đất cát gì đâu mà bẩn. Hơn nữa, vừa đỡ phải nhai, lại đã có lẫn dịch vị của nó tiết ra, nên ăn rất nhanh!”

Thế nhưng, 10 năm sau gặp lại, trong lúc nói chuyện, cậu bé 14 tuổi vẫn nhớ như in việc phải ăn cơm ói cháo ói. Cậu bé lắc đầu: “Giờ con vẫn còn sợ!” Cậu rùng mình, cánh tay nhỏ nhắn lập tức nổi gai ốc. Giọng cậu nhỏ xíu: “Con không quên được!”.

Còn bạn, bạn nghĩ sao, bạn sẽ làm thế nào? - Mọi quan điểm phản hồi cũng như những bài viết bày tỏ ý kiến cá nhân của bạn về cách nuôi dạy con sẽ được Dân Việt (www.danviet.vn) đăng tải. Các bài viết tham dự Diễn đàn xin được gửi về báo điện tử Dân Việt qua Email: baodanviet@gmail.com Bài viết được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định.

Chuyện bố, mẹ đánh chửi con ngay khi biết kết quả học tập kém thì nhiều vô kể, thậm chí họ còn làm việc đó ngay trước mặt giáo viên.

Có lần vừa họp phụ huynh xong, ông bố lôi con ra, trứơc mặt thầy cô và bạn bè, ông đạp vào lưng cậu mạnh tới nỗi làm cậu ngã lăn ra sân trường. Một cậu bé lớp 8, cao ngổng, mặt lấm tấm trứng cá, bị bà mẹ nhỏ bé đập tới tấp lên lưng vì điểm kém. Có cô bé trắng trẻo dễ thương bị ba tát ngay 2 cái, 2 má in hằn 5 ngón tay, cũng vì điểm dưới yêu cầu.

Buổi tối trong khu phố, ở nhiều gia đình, giờ con học bài đi liền cây roi và tiếng la mắng của bố mẹ.

Phần nào, có thể thông cảm cho khát vọng cuả mẹ Hổ trong cách chia sẻ của Amy Chua. Ám ảnh bởi tuổi thơ nghèo đói, ám ảnh bởi thân phận bấp bênh của dân nhập cư, nên bằng mọi giá, dù khổ, dù nhục, dù vất vả, vẫn phải tìm cách vươn lên để đảm bảo sống còn. Mẹ Hổ đang tròng vào cổ con mình khát vọng xưa cũ của chính mình.

Trường đại học Ilowa Mỹ đã nghiên cứu: Mỗi ngày một bé 2 tuổi nghe trung bình khoảng 432 câu ngăn cấm “chớ”, “đừng”, “cấm”, “không được”… và chỉ được nghe trung bình khoảng 32 câu chỉ dẫn tích cực. Trong khi phải cần tới 17 lời khen ngợi mới có thể xóa đi mặc cảm cuả 1 lời chê. Trách gì càng lớn trẻ hình như càng mất dần đi những tự tin và lạc quan của tuổi thơ.

Vậy thì điều gì thực sự quan trọng cho tương lai của con bạn?

Có phải là con thành công thì sẽ vững bước trong cuộc sống?

Luôn luôn đứng thứ nhất trong tất cả mọi môn chưa hẳn là sẽ thành công. Thông minh không quyết định đựơc tất cả, 2/3 lý do để người ta thăng tiến không phải do IQ mà do EQ.

Nhưng thăng tiến cũng chưa phải là điều tốt nhất. Mở một trang báo ra, la liệt những thông tin về những người tự tử, trầm cảm, tâm thần, cuồng sát… Có những ngôi sao ca nhạc, điện ảnh nổi tiếng, đứng trên bờ cao danh vọng và tiền bạc, (thành công đúng theo chuẩn mực của các bà mẹ Hổ), vẫn tự tử.

Xã hội càng phát triển, con người không chỉ cần ăn no mặc ấm, mà còn cần sống cho vui khỏe. Không phải cứ giàu mới sung sướng, không phải cứ thành đạt mới lạc quan. Và thế là bên cạnh chỉ số trí tuệ IQ, chỉ số cảm xúc EQ, người ta đã xem xét tới chỉ số tinh thần SQ nữa. Tất cả đều rất quan trọng với tương lai của con cái!

Trên con đường cùng con lớn lên, đừng vì vài con điểm số mà để con rơi mất những chỉ số quan trọng khác.

Tiến sỹ tâm lý Ngô Minh Uy:

Cách giáo dục con cuả mẹ Hổ khá điển hình ở Châu Á. Ở châu Á, thành công là ở trường đạt được điểm cao nhất, ở nhà là ngoan ngõan, nghe lời cha mẹ người lớn. Và với văn hóa Á đông những người như thế cũng sẽ dễ có vị trí cao trong xã hội. Còn với phương Tây, người thành công là người tự do, thỏa mãn với sự lựa chọn của mình, vui vẻ với sự phát triển của mình.

Về góc độ tâm lý và con người, ở bất kỳ nền văn hóa nào, thì việc ép con người đi vào khuôn khổ, không thể sống với cái yêu thích riêng của mình, không thỏa mãn với lựa chọn riêng, thì không tốt cho sức khỏe.

Cả phương Đông và phương Tây đều phải tạo những cơ hội để mỗi người được sống với đúng cái riêng cuả mình. Cấm đoán thực ra không tốt cho sức khỏe của con, cho dù nó được biện minh rằng để tốt cho sự thành đạt của con theo kiểu Á đông,

Theo tôi, các bậc phụ huynh Việt Nam cũng không nhất thiết nên dạy con theo hướng tự do như phương Tây, vì nếu ở mình mà tự do quá thì cũng khó đạt đựơc thành công như phương Tây. Nhưng vẫn phải triệt để nguyên tắc: Không xâm phạm đến trẻ, không gây tổn thương tâm hồn thể xác trẻ. Tuyệt đối không được coi đánh đập như một phương pháp giáo dục. Không áp đặt cứng nhắc, không đay nghiến làm tổn thương trẻ.

Ví dụ, nếu trong một lần nào đó, trẻ quá hư, cần một hình phạt cho trẻ nhớ, ba mẹ có thể đánh trẻ 1 roi. Nếu trẻ bị điểm kém, có thể nghiêm khắc nói: “Ba mẹ không hài lòng về việc con bị điểm thấp. Ba mẹ rất buồn. Nhưng ba mẹ tin là lần sau con sẽ làm tốt hơn!”

Câu này vừa có ý cho con biết mình rất tức giận, vừa yêu cầu con phải học giỏi hơn, nhưng vẫn hỗ trợ tinh thần cho trẻ!

Theo Lửa Ấm

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem