Chuối bỏ, quất ế: Điệp khúc trồng- chặt đến bao giờ mới hết?

Việt Tùng Thứ ba, ngày 14/03/2017 06:58 AM (GMT+7)
Ông Nguyễn Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT cho biết, thực trạng dưa hấu rớt giá, chuối ế, quất không bán được để rụng đầy vườn... là do các địa phương chưa có quy hoạch, định hướng thị trường cụ thể, trồng theo kiểu tự phát.
Bình luận 0

Hết lợn, gà ế ẩm, lại đến chuối và gần đây nhất là hàng trăm ha quất ở huyện Thanh Hà (Hải Dương) đang tắc đầu ra. Theo ông, nguyên nhân là do đâu?

img

Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Lều Vũ Điều (phải) thăm hỏi tình hình sản xuất chuối của nông dân Đồng Nai. Ảnh: T.Đ

img

Hiện chúng ta chưa có quy định cụ thể trong việc chuyển đổi đất lúa sang trồng các cây lâu năm, nhưng trên thực ở một số địa phương vẫn tiến hành chuyển đổi và chúng ta cũng đang rà soát các chính sách về đất đai để cho phép bà con chuyển đổi cây trồng phù hợp, hiệu quả và bền vững”. 

Ông Nguyễn Hồng Sơn

- Điều đó cho thấy thực trạng người dân khi sản xuất thường không quan tâm đến đầu ra ổn định. Bên cạnh đó, nó cũng cho thấy mối quan hệ giữa người dân và doanh nghiệp hiện còn rất lỏng lẻo. Chỉ khi nào chúng ta tạo được mối quan hệ sâu, các doanh nghiệp ký hợp đồng với người dân để tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa ổn định, cam kết bao tiêu sản phẩm thì loại nông sản đó mới phát triển bền vững.

Cây chuối là một ví dụ, khi chúng ta thực hiện quy hoạch  trồng trọt thì chưa có quy hoạch cho cây chuối. Ở ĐBSCL, quy hoạch cây ăn quả cũng chưa có cây chuối, điều đó cho thấy dường như cây chuối bị… bỏ quên, chúng ta chưa tính toán thị trường cho sản phẩm này. Gần đây thị trường có tín hiệu tốt, một số sản phẩm chuối đã bán được sang Trung Quốc nên bà con ta đua nhau trồng, trong khi  chưa có mối liên hệ ràng buộc với các đơn vị thu mua xuất khẩu.

Nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, giá chuối miền Bắc vẫn đang rất ổn định nhờ các doanh nghiệp làm ăn lớn, có liên kết. Nhiều nước vẫn cần quả chuối của Việt Nam, vậy ngành trồng trọt đánh giá như thế nào về triển vọng của cây chuối trong cơ cấu cây ăn quả?

- Chuối là một loại cây ăn quả có lợi thế của Việt Nam. Thứ nhất, điều kiện tự nhiên và khí hậu của nước ta rất thuận lợi để phát triển chuối, bởi hầu hết các nước ôn đới không trồng được chuối, mà chủ yếu phải nhập khẩu từ các nước nhiệt đới như Việt Nam, Philippines. Chúng ta có lợi thế hơn Philippines vì ít chịu ảnh hưởng của bão, đất đai cũng tốt hơn.

Thứ hai, chuối là cây đã gắn bó với người nông dân từ rất lâu đời, rất dễ canh tác. Tuy nhiên để có thể phát triển thị trường và vươn xa hơn, chúng ta phải chuyển đổi từ sản xuất quảng canh sang thâm canh quy mô công nghiệp, đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc các nước châu Âu.

Ở các tỉnh phía Bắc, cây chuối có tiềm năng phát triển rất tốt. Dọc theo các con sông Hồng, sông Đà, sông Lô hoàn toàn có thể phát triển vùng nguyên liệu chuối phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Chúng tôi cho rằng, nếu tổ chức lại sản xuất một cách bài bản, thay đổi được toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất và tạo được vùng nguyên liệu đủ lớn gắn với nhu cầu của thị trường thì sẽ không phải lo chuối, dưa hấu, hay quất bị tắc đầu ra.

Ở vài địa phương đang thực hiện chuyển đổi một số diện tích đất lúa sang cây trồng khác, trong đó ở Thanh Hà (Hải Dương), người dân được khuyến khích chuyển  đất trồng lúa, vải thiều sang trồng quất trái vụ. Tuy nhiên, giá quất chỉ còn 1.500 – 2.000 đồng/kg và bà con đang tính đến chặt bỏ. Liệu đây có phải là hệ quả của việc chuyển đổi không gắn với thị trường?

- Chuyện người dân đua nhau sản xuất một loại cây trồng nào đó vẫn thường xuyên xảy ra. Những năm gần đây, nghề trồng quất, đào, cây cảnh không còn là nghề “hot” như trước, bởi giá xuống rất mạnh. Một nhà cùng lắm chỉ mua 1 cây quất, 1 cây đào, trong khi những mặt hàng này lại không xuất khẩu được nên đã dẫn đến dư thừa.

Chính vì vậy, khi thực hiện mô hình chuyển đổi, ngành chức năng phải tính đến khả năng nhân rộng của nó, dự báo được thị trường, hiệu quả kinh tế của mô hình tại địa phương chứ không thể lấy một mô hình ở nơi nào đó rồi cùng nhau học, nhân rộng. Ngoài quy hoạch chung của Nhà nước, mỗi địa phương cần có quy hoạch cụ thể gắn với đặc thù địa phương cũng như thực hiện theo đúng “tiếng gọi của thị trường”.

Một số cán bộ Phòng NNPTNT các tỉnh và gần đây nhất là cán bộ Phòng NNPTNT huyện Thanh Hà (Hải Dương) cho rằng họ chỉ có trách nhiệm định hướng người dân sản xuất, còn giá cả thị trường là công việc của Phòng Công Thương. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

- Nói như vậy là không chính xác. Công tác chỉ đạo sản xuất phải bám sát với thị trường mới đúng. Tất nhiên, mỗi huyện, địa phương đều có các bộ phận chuyên trách khác nhau, song vẫn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, ngành và phải bám sát các tín hiệu của thị trường.

Xin cảm ơn ông!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem