- Thị là chợ. Kinh tế thị trường là mua bán, chợ búa, thay cho kinh tế mậu dịch quốc doanh ngày xưa, không tem phiếu, phân phối, cung cấp…
Anh giáo làng vốn nghiêm túc tư duy, nhắc: “Các bác phải nói cho đủ, theo định hướng XHCN nữa, không phải thị trường là chợ búa cả đâu”. Cụ lão nông cười khà khà:
- Anh giáo nói đúng, rõ ra là người học thức. Về chuyện định hướng, hồi lão còn tham gia công tác Mặt trận xã có nhớ ngày 14.1.2003 Chính phủ ban hành Nghị định 02CP về phát triển và quản lý chợ. Một năm sau lại phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010 để toàn quốc theo đó mà làm!
- Cụ nhớ dai nhỉ.
- Lão phải phát biểu ở HĐND xã để ủng hộ chủ trương xây chợ xã không phải nói vo, có viết ra giấy để đọc, còn lưu cả một ngăn kéo ở nhà.
- Theo cụ, đó là định hướng cho thị trường?
- Cái này anh phải hỏi anh giáo, đã học trường chính trị trên huyện. Nhưng lão nghĩ thị trường có định hướng bắt đầu phải là từ cái chợ xây theo định hướng, còn các chuyện phức tạp hơn lên tỉnh mà hỏi.
Một ông vỗ đùi đánh đét:
- Bố già ơi, thế cái chợ xã ta xây hàng trăm triệu nhưng vẫn không thành thị trường thì sao?
- Có ma nào vào họp đâu mà thành chợ - một ông xen vào - bây giờ ngõ xóm nào cũng có hàng quán, việc gì phải chạy lên chợ xã mua gói bột canh. Tiền dân bỏ ra nhưng dân lại không thích xài kiểu chợ xã.
Anh giáo thấy tình hình có vẻ căng, bèn lái sang hướng vĩ mô:
- Các bác ơi, đâu chỉ có xã ta, trên huyện, trên tỉnh, thậm chí cả thành phố đi đâu cũng thấy chợ xây không người mua bán. Ở Hà Nội chỉ tầng 1 có người họp bán thực phẩm, tôm cá, rau quả. Các tầng trên đều chuyển mục đích sử dụng cả. Có chợ, dưới gà kêu quang quác, trên karaoke hát oang oang.
- Nhưng cả nước đã thành chợ, người gánh rong, xe thồ, xe đẩy rao hàng bằng loa điện chói tai có phải là thị trường không nhỉ?
- Rõ thế còn phải hỏi, không là thị trường thì là “thị mẹt” nhà ông à?
- Thế còn “định hướng” ở chỗ nào?
- Dào ôi! Đi mà hỏi anh giáo.
Lý Lão Làng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.