Chuyển đổi số, "online hóa" việc bán hàng sẽ đưa nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng

Thanh Tùng Thứ năm, ngày 29/06/2023 06:05 AM (GMT+7)
Khi nhắc đến việc chuyển đổi số nhằm đưa nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng giới trẻ GenZ, TS.Võ Trí Thành, cho rằng để làm được điều đó, cần vai trò của người đứng đầu trong việc chuyển đổi số. Đồng thời chuyển đổi số cần gắn với thế giới thực, chiến lược thực của doanh nghiệp để đạt thành công.
Bình luận 0

Ngày 28/6, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn "Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam 2023: Kết nối và định hướng phát triển ngành hàng tiêu dùng". Đây là dịp để các doanh nghiệp và nhà quản lý phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành, từ đó tìm ra xu hướng tiêu dùng trong tương lai và tâm lý tiêu dùng khách hàng.

Chuyển đổi số, "online hóa" việc bán hàng sẽ đưa nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng

 - Ảnh 1.

Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Thanh Tùng

Khi nhắc đến cơ hội cho doanh nghiệp bán lẻ và sản xuất năm 2023, bà Đặng Thuý Hà – Giám đốc bộ phận Consumer Insight NielsenIQ Việt Nam, cho rằng: Người tiêu dùng đang rất quan tâm những sản phẩm có tính bền vững và thân thiện môi trường, do vậy nhà quản lý, doanh nghiệp cần xem xét và đẩy mạnh xây dựng lộ trình chuyển đổi và phát triển, minh bạch thông tin và loại bỏ các tuyên bố "xanh" vô căn cứ.

Chuyển đổi số, "online hóa" việc bán hàng sẽ đưa nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng

 - Ảnh 2.

Bà Đặng Thuý Hà – Giám đốc bộ phận Consumer Insight NielsenIQ Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải chủ động chứng minh các hành động và kết quả phát triển bền vững. Theo đó, không chỉ chờ đợi sự giám sát mức độ tuân thủ luật của các cơ quan quản lý về môi trường. Doanh nghiệp cần chịu trách nghiệm với tuyên bố xanh của mình và chủ động đưa ra bằng chứng hoạt động.

Những doanh nghiệp phụ thuộc vào sản phẩm nhập khẩu cũng sẽ chịu nhiều rủi ro hơn bởi những sản phẩm này phải theo chuỗi cung ứng, dài, do đó chịu ảnh hưởng lớn từ lạm phát. Đồng thời, các sản phẩm nhập khẩu cũng khó xác minh thông tin về mức độ bền vững, khiến doanh nghiệp có nguy cơ đánh mất uy tín, mối quan hệ đối tác như hợp tác bán lẻ, thương mại quốc tế...".

Theo ông Ông Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp: "Ngoài sản phẩm bền vững, những năm trở lại đây, xu hướng thực phẩm an toàn, có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường cũng trở nên phổ biến. Đây là xu thế tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Đơn cử như doanh số bán lẻ sản phẩm hữu cơ (thực phẩm và đồ uống hữu cơ). Năm 2000, thị trường sản phẩm hữu cơ chỉ đạt 18 tỷ USD. Đến năm 2018, doanh thu đã vượt mốc 100 tỷ USD; năm 2021, thị trường đã tăng mạnh lên 188 tỷ USD, và ước đạt 208 tỷ USD năm 2023.

"Tuy nhiên, ngành nông nghiệp, nông sản Việt hiện nay vẫn sản xuất nhỏ lẻ nên khâu kiểm soát chế biến sau thu hoạch còn yếu, thông tin về thị trường phát triển nhập khẩu nông sản không được cập nhật, nắm vững nên sản phẩm thường mang tính tự sản xuất, không đảm bảo các tiêu chuẩn để xuất khẩu", ông Tiến chia sẻ.êm

Để xu hướng sử dụng, tiêu dùng nông sản sạch được phát triển bền vững, theo ông Tiến, cần phải có một số giải pháp. Đầu tiên, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cần kiểm soát tốt chất lượng nông sản sạch, điều tra, xác minh, xử lý vi phạm, đưa ra các biện pháp ngăn ngừa tái phạm đối với tình trạng làm hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Thứ hai là tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng, đồng thời cần phải nâng cao năng lực đối với đơn vị sản xuất nông sản, tăng cường nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường và cơ hội để điều chỉnh sản xuất theo hướng phù hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cuối cùng, xây dựng hệ thống logistics chuyên biệt nông sản để giảm thiểu chi phí, đảm bảo chất lượng nông sản trong cả chuỗi cung ứng.

Chuyển đổi số, "online hóa" việc bán hàng sẽ đưa nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng

 - Ảnh 3.

TS.Võ Trí Thành (ngồi giữa) - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh. Ảnh: Thanh Tùng

Khi nhắc đến việc chuyển đổi số nhằm đưa nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng giới trẻ GenZ, TS.Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho rằng để làm được điều đó, cần vai trò của người đứng đầu trong việc chuyển đổi số. Đồng thời chuyển đổi số cần gắn với thế giới thực, chiến lược thực của doanh nghiệp mới có thể thành công.

Ngoài ra, nhờ những "Shop online" phát triển trên môi trường số như Tik tok, Facebook mà hàng ngàn hộ gia đình làm nông sản từ những vùng cao như Lạng Sơn, Lào Cai đã bán được hàng trăm đơn hàng chỉ qua "livestream".

Theo ông Thành: "Xu hướng "xanh", phát triển bền vững đang ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, ngày càng có nhiều cam kết chính trị, và ngày càng mang tính thị trường.

Bởi người tiêu dùng chính là chủ thể chính mà thị trường bán lẻ thực phẩm, nông sản, sản phẩm tiêu dùng nhắm đến. Chính vì thế, những đạo luật về cuỗi cung ứng, thuế các bon,… được đưa ra nhiều hơn, để sản phẩm đến tay người tiêu dùng chất lượng hơn và phải đủ tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu.

Ngoài ra, nhờ những mô hình kinh doanh mới mà chuyển đổi số đem lại, có những khía cạnh doanh nghiệp có thể bắt nhịp được, dù trong trung hạn có thể sẽ tốn kém nhưng về mặt dài hạn, chuyển đổi số mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho thị trường bán lẻ".


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem