Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chuyển động Nhà nông 27/2.
Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều
Năm 2021 là năm ngành điều gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19, tác động đến chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Tuy nhiên, ngành điều Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng dương về sản xuất, chế biến, xuất khẩu điều, hoàn thành vượt mục tiêu xuất khẩu 3,6 tỷ USD do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra từ đầu năm, tăng 14% so với năm 2020.
Với kết quả này, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu nhân điều, chiếm 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu của toàn cầu. Tại các thị trường trọng điểm trên thế giới, hạt điều Việt Nam đang giữ thị phần vượt trội (ở Mỹ và Trung Quốc thị phần 90%, Hà Lan 80%, Đức 60%,...).
Về hạt điều thô, năm 2021 Việt Nam có 2 kỷ lục, kỷ lục nhập khẩu lớn nhất từ trước đến nay và kỷ lục nhập khẩu từ Campuchia (trên 1 triệu tấn hạt điều). Theo kết quả này, Việt Nam không chỉ là nước cung ứng nhân điều cả về số lượng và chất lượng hàng đầu thế giới, nước có công nghệ, thiết bị chế biến điều tiên tiến nhất thế giới, mà còn là nước có vai trò quan trọng nhất đối với thị trường điều thô toàn cầu.
Giá phân bón tăng vọt 25% sau căng thẳng Nga - Ukraine
Theo Bloomberg, giá phân bón đang tăng vọt do lo ngại xung đột Nga – Ukraine sẽ khiến nguồn cung toàn cầu mặt hàng này giảm mạnh. Giá phân ure phân đạm phổ biến ở New Orleans vào ngày 24/2 tăng vọt lên 700 USD/tấn so với 560 USD/tấn hồi đầu tuần, tăng 25%.
Năm 2021, Nga là nước xuất khẩu các sản phẩm nitơ lớn nhất thế giới. Với diễn biến mới về xung đột Nga - Ukraine, nguy cơ gián đoạn nguồn cung khí đốt – đầu vào sản xuất phân bón sẽ khiến giá tăng cao.
Trước đó, châu Âu từng rơi vào khủng hoảng khí đốt vào cuối năm 2021, khiến một số nhà máy phân bón buộc phải tạm dừng hoạt động hoặc cắt giảm công suất, sản lượng.
Trung Quốc giữ vị trí nhập khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 1/2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam đã phục hồi ngoạn mục với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 213,6 triệu USD, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu ở hầu hết các thị trường lớn đều tăng trưởng dương.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc liên tục sụt giảm 12,6% so với trước, nhưng Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là nước nhập khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam với kim ngạch 450 triệu USD.
Việt Nam vẫn là 1 trong 3 thị trường cung cấp sản phẩm cá thịt trắng hàng đầu cho Trung Quốc - Hồng Kông. Thị trường Trung Quốc đang thiếu cá tra và dự báo sẽ tăng nhập khẩu trong thời gian tới.
Giá hồ tiêu tăng cao
Sau nhiều năm chạm đáy, giá hồ tiêu bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại. Sáng 27/2 giá hồ tiêu trong nước tiếp tục đi ngang ở mức 82.000-85.000đ/kg sau khi tăng mạnh ở những ngày trước. Đây là mức giá khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi sau thời gian dài "tuột dốc không phanh", hồ tiêu đang tìm lại vị thế của mình dù theo các chuyên gia, rất khó đạt mức hoàng kim 200.000đ/kg như những năm 2016, 2017.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.