Tờ báo dẫn lời Bộ trưởng Lục quân Mỹ Mark Esper. Vào tuần trước ông đã cho biết rằng, Mỹ đang phát triển loại "siêu pháo".
Trong cuộc phỏng vấn của Global Times, các chuyên gia quân sự Trung Quốc nói rằng, các loại pháo hiện đại có thể bắn ở khoảng cách không quá 100 dặm (160 km). Pháo điện từ đang được phát triển ở Mỹ chỉ có tầm tối đa 300 dặm (khoảng 480 km).
Các chuyên gia cho rằng, trên thực tế vũ khí mới của Mỹ là tên lửa đạn đạo tầm trung, và Mỹ gọi nó là "siêu pháo" để không bị cáo buộc vi phạm hiệp ước với Nga về việc loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF).
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia quân sự Yury Zverev, chủ nhiệm bộ môn, phó giáo sư tại Đại học Baltic mang tên Immanuel Kant, bình luận về bài viết này trên báo chí Trung Quốc.
Nếu Mỹ đang phát triển loại vũ khí mới này, thì theo tôi, họ làm như vậy không phải để tránh những cáo buộc vi phạm INF. Mỹ chính thức thông báo sẽ rút khỏi Hiệp ước INF vào ngày 2.2. Tức là ở đây nói về một loại vũ khí mới chứ không phải về Hiệp ước INF. Có lẽ, Mỹ đang cố gắng tạo ra một loại vũ khí khó bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa truyền thống ", ông Yury Zverev nói.
Ông nhắc nhở về việc trước đây đã có những nỗ lực tạo ra siêu pháo với tầm bắn cực xa.
"Câu hỏi đặt ra là tính khả thi kỹ thuật của dự án tạo ra khẩu súng có tầm bắn 1.600 km. Nhiều nhà khoa học cho rằng, điều này đi ngược lại với các quy luật vật lý. Tuy nhiên, trước đây đã có những nỗ lực tạo ra các hệ thống pháo với tầm bắn cực xa. Ví dụ, trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức đã nã pháo vào Paris từ khoảng cách hơn 100 km. Người Đức đã cố gắng tạo ra siêu pháo để tấn công các mục tiêu ở Anh qua eo biển Manche. Tất cả những nỗ lực này đều không thành công từ quan điểm kỹ thuật. Vì vậy, nếu người Mỹ đang đi theo hướng này, họ chỉ tiếp tục những nỗ lực tương tự",- chuyên gia Yury Zverev lưu ý.
Mặc dù được sản xuất với chi phí thấp, song với sự kết hợp ưu điểm của các dòng xe tiền nhiệm, xe tăng T-90S của...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.