Dưới đây là nội dung bài viết của ông Robert Farley – trợ lý giáo sư tại phân viện Ngoại giao Patterson, Đại học Kentucky:
F-22 thực sự giúp Ukraine chống lại Nga?Đại tá Robert Spalding III của Không quân Mỹ phát biểu trên tờ
National Interest cho biết, việc triển khai máy bay tàng hình F-22 với mục đích phòng thủ có thể là biện pháp cho khủng hoảng Ukraine.
"Bảo bối" tiêm kích tàng hình F-22.
Tuy nhiên, Đại tá Spalding có thể đã sai, F-22 không phải là câu trả lời cho khủng hoảng Ukraine. Tuyên bố của ông Spalding là một ví dụ về sự ngạo mạn của Không quân Mỹ. “Không cần bắn một phát, việc triển khai F-22 sẽ ngay lập tức thay đổi toan tính xâm lược của ông Putin”, ông Spalding nhấn mạnh.
Ông Spalding lý giải máy bay Nga sẽ không thể chống được máy bay tàng hình của Mỹ và không thể hỗ trợ cho lực lượng mặt đất. Điều này sẽ giúp Ukraine tự tin hơn trong việc tự bảo vệ vì lực lượng mặt đất của Nga sẽ trở thành mục tiêu của Không quân Ukraine cũng như F-22 của Mỹ.
Tuy nhiên, chiến lược này chỉ tập
trung vào việc F-22 sẽ giúp cân bằng cán cân quân sự giúp quân đội
Ukraine mà không tính đến việc liệu Mỹ có động lực nào để triển khai
F-22 giúp Ukraine hay không.
Nhưng kể cả khi được triển khai, F-22 liệu có làm cán cân nghiêng về phía Ukraine?
Đầu tiên, F-22 chỉ có thể tiêu diệt
Không quân Nga nếu có không chiến nhưng liệu người Nga có để F-22 không
chiến với máy bay chiến đấu của họ? Kremlin sẽ chỉ vận hành lực lượng
không quân của nước này để đối đầu với F-22 khi họ có ưu thế áp đảo.
Trong trường hợp tốt nhất, F-22 chỉ có thể hạn chế việc Nga sử dụng
không quân để hỗ trợ lục quân.
Tuy vậy, việc Ukraine sử dụng không quân để tấn công lục quân và hải
quân Nga vẫn là điều không thể. Moscow có thể triển khai S-400 để bảo vệ
quân đội Nga từ phía Đông cho đến vùng trung tâm Ukraine. Hệ thống
phòng không S-400 có thể xác định, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu từ
khoảng cách hơn 400km.
Kể cả khi chúng ta giả sử rằng F-22 có
thể áp đảo được hệ thống S-400 – một điều mà chưa từng được kiểm chứng
trước kia, thì việc Ukraine sử dụng Su-25 cũng là không thể.
Tên lửa phòng không tầm xa nhất thế giới S-400.
S-400 là một hệ thống di động có thể
giúp Nga bảo vệ các binh sĩ của họ trước Su-25 một cách hiệu quả và
khiến các cuộc không kích của Ukraine đều trở thành tự sát.
Như vậy, kể cả F-22 có tham gia thì
lực lượng mặt đất Ukraine vẫn có một cuộc chiến không cân sức với một
Quân đội Nga hùng mạnh.
Không những vậy, F-22 tham gia còn là
cớ khiến Nga có thể leo thang. Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch -
chiến thuật 9K720 Iskander của Nga có thể tấn công chính xác mục tiêu
trong khoảng cách 400km với độ lệch chỉ 5m. Điều này giúp quân đội Nga
không chỉ tự vệ trước F-22 mà còn giúp tấn công vào các căn cứ Không
quân Ukraine. Vì vậy, Mỹ sẽ phải rất vất vả tìm căn cứ an toàn cho F-22.
Hệ thống phòng không Patriot có thể giúp Mỹ bảo vệ F-22 nhưng Không quân
Mỹ sẽ khó có thể để phi đội máy bay tàng hình nhiều tỷ USD của mình
trước nguy cơ bị Nga tiêu diệt trong thời gian dài. Thực tế, Nga sẽ tìm
ra cách tiêu diệt phi đội F-22 của Mỹ kể cả nếu căn cứ của F-22 ở Ba
Lan.
Nga sẽ dùng pháo binh tầm xa để phá
hủy lưới phòng ngự của Ukraine mà không cần không kích. Nga vẫn vượt
trội Ukraine cả về số lượng và chất lượng của những hệ thống pháo binh.
Cuối cùng, Moscow có thể dùng sức mạnh
không quân để có ưu thế tuyệt đối trên chiến trường. Giả sử rằng, biện
pháp triển khai với mục đích phòng thủ của F-22 không cho phép F-22 bắn
hạ máy bay Nga trong không phận của Nga. Điều này giúp máy bay chiến đấu
và ném bom của Moscow có thể thực hiện các cuộc không kích chớp nhoáng
và chạy về lại biên giới trước khi F-22 kịp phản ứng. Không những thế,
Nga còn có những hệ thống tên lửa hành trình có thể vươn tới bất cứ mục
tiêu nào ở Ukraine mà không cần Không quân Nga phải vượt qua biên giới.
Với tầm bắn của tên lửa, pháo binh
Nga, F-22 chỉ có thể đóng quân ở phía cực tây của Ukraine, Ba Lan hoặc
thậm chí ở Georgia. F-22 sẽ phải bay gần 1.000km trước khi tham chiến
hoặc đi tuần ở phía đông Ukraine. F-22 có thể vận hành ở khoảng cách này
nhưng khó có thể trong thời gian dài. Điều này giúp Không quân Nga có
khoảng trống để trợ giúp lực lượng mặt đất khi F-22 vắng mặt.
Tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật Iskander.
Không quân Mỹ nên thôi ngạo mạn
Vì những lý do kể trên, nếu Nga quyết
định tấn công Ukraine, Mỹ sẽ cần phải đóng góp nhiều hơn chứ không dừng
lại ở vài phi đội F-22.
Tuyên bố của ông Robert Spalding III
sẽ không làm người ta ngạc nhiên nếu nó đến từ một nhà lập pháp dân sự
nhưng sẽ làm nhiều người ngạc nhiên nếu nó đến từ một quan chức quân sự
cấp cao: một Đại tá Không quân Mỹ. Các quan chức Không quân Mỹ nên thôi
đưa ra các tuyên bố vô lý và quá đề cao sức mạnh của không quân. Các
tuyên bố này có thể làm ảnh hưởng tới chính sách ngoại giao.
Điều này nên được xem xét từ phía các
học viện đào tạo quân sự chuyên nghiệp của Không quân Mỹ. Các học viện
này nên chú ý để từ bỏ việc đào tạo ra các sĩ quan không quân với sự
hiểu biết nông cạn mà chỉ biết đề cao sức mạnh của Không quân Mỹ.
Nếu Mỹ muốn ngăn chặn Nga, Mỹ cần phải
cho thấy rõ ràng quyết tâm chính trị để bảo vệ Ukraine. Nếu Mỹ muốn
chiến đấu thực sự với Nga, Mỹ cần chuẩn bị cho một cuộc chiến thật sự
chứ không chỉ những cuộc xung đột rẻ tiền và không có thương vong.
Kiến Thức (Theo Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.