Ung Chính là cha của hoàng đế Càn Long sau này (ảnh minh họa).
Hoàng đế Ung Chính cai trị Trung Hoa chỉ trong 13 năm. Ông đột ngột qua đời vào năm 1735, thọ 58 tuổi. Sử sách không ghi rõ nguyên nhân nên cho đến nay cái chết của hoàng đế nhà Thanh vẫn là đề tài bàn tán sôi nổi.
Mỗi khi nhắc tới Ung Chính – hoàng đế thứ 5 của nhà Thành, hậu thế không thể bỏ qua hai bí mật nổi tiếng xoay quanh cuộc đời ông. Đó là chuyện Ung Chính kế vị Khang Hy và nguyên nhân hoàng đế qua đời.
Ung Chính có kế thừa ngôi báu một cách hợp pháp hay không cũng là điều gây tranh cãi. Bởi không ai biết rõ chân tướng phía sau di chiếu truyền ngôi của Khang Hy.
Nhưng có một sự thực không thể phủ nhận rằng, dù di chiếu kia là giả hay là thật thì Ung Chính vẫn đường đường lên ngai vàng.
Nghi vấn Ung Chính "thanh trừng" vua cha và các huynh đệ
Theo Qulishi, chuyện Ung Chính có hạ độc vua cha Khang Hy hay không đến ngày nay vẫn còn nhiều giả thuyết trái chiều.
Một giả thuyết phổ biến là Khang Hy uống phải bát canh độc do người của hoàng tử thứ 4 Dận Chân (Ung Chính) dâng lên và băng hà.
Các sử gia Trung Quốc ghi nhận có nhiều ghi chép khác nhau về việc qua đời và truyền ngôi hoàng đế Khang Hy. Có ý kiến cho rằng Khang Hy đã chủ ý truyền ngôi cho con trai thứ 14 là Dận Đề, nhưng Dận Chân đã liên kết các đại thần nhà Thanh, sửa chữ “thập” thành chữ “vu”, nghĩa là truyền ngôi cho con trai thứ 4.
Nhận thấy việc mình lên ngôi để lại nhiều nghi vấn, Ung Chính đã chủ động cô lập, diệt trừ các hoàng tử khác để tránh mối họa về sau.
Dận Thì, anh cả tiếp tục bị quản thúc tại gia. Anh hai Dận Nhưng mất 2 năm sau khi Ung Chính lên ngôi. Hai hoàng tử Dận Tự và Dận Đường, những người từng ủng hộ hoàng tử thứ 14 Dận Đề, bị tước hết mọi quyền vị và bị giam cầm trong ngục cho đến chết vào năm 1727.
Cuối thời Khang Hy, các hoàng tử tranh đoạt quyền lực đến mức cực độ.
Dận Ngã bị tước bỏ mọi quyền lực và bị đày đi phương bắc tới vùng Nội Mông. Hoàng tử thứ 14 là Dận Đề, em ruột của Ung Chính thì bị đày đến canh giữ tẩm lăng của các Tiên hoàng.
Có thể nói, Ung Chính là một vị hoàng đế gây nhiều tranh cãi, nhưng cũng được coi là một đấng minh quân tận lực cống hiến, đặt nền móng để Càn Long mở ra một giai đoạn hưng thịnh cho nhà Thanh.
Để tránh cho chính biến lặp lại, Ung Chính cho viết tên người kế vị vào hai tờ giấy, một tờ giấu trong một cái hộp, cất trong Càn Thanh cung. Một tờ giấy hoàng đế giữ bên mình. Một khi Ung Chính qua đời, các đại thần sẽ lấy hai tờ giấy so sánh với nhau, nếu tên người kế vị trong hai tờ giấy giống nhau thì người ấy chính là hoàng đế tiếp theo.
Xác chết không đầu của hoàng đế Ung Chính
Về sự kiện Ung Chính qua đời, các nguồn sử liệu chính thống không lưu lại bất kỳ ghi chép chi tiết nào. Ngay tới chính sử nhà Thanh chỉ lưu lại vỏn vẹn: "Sáng sớm ngày 23 tháng 8 năm Ung Chính thứ 13, hoàng đế đột ngột qua đời ở li cung thuộc Viên Minh Viên".
Một vài tài liệu khác cũng có đề cập tới việc hoàng đế băng hà. Tuy nhiên, phần lớn chỉ chép chung chung rằng Ung Chính đột nhiên bệnh nặng rồi qua đời một cách hết sức đột ngột.
Đại thần Trương Đình Ngọc có chép lại rằng mình tận mắt nhìn thấy Ung Chính trào máu mà chết.
Liên quan tới sự kiện này, có nhiều lời đồn khác nhau, nhưng phổ biến nhất là câu chuyện hoàng đế bị những kẻ hiềm khích chặt đầu. Ung Chính là người quá cứng rắn nên xung quanh có nhiều kẻ thù, cuối cùng phải chết một cách bí ẩn và không toàn thây, theo Best China News.
Hoàng đế Ung Chính bị đồn là chết không toàn thây. Ảnh phim truyền hình Trung Quốc.
Năm xưa Ung Chính từng xử chém Lã Lưu Lương và hạ lệnh tru di nhà họ Lã vì một bản án liên quan đến vấn đề chữ nghĩa.
Cả nhà chỉ có mình Lã Tư Nương - cháu gái Lã Lưu Lương, khi đó mới 14 tuổi đang chơi ở ngoài may mắn sống sót. Vì muốn báo thù, Lã Tư Nương đã tìm đến những võ sư nổi tiếng để theo học. Sau hơn 10 năm gian khổ, Lã Tư Nương cảm thấy đã đến lúc báo thù.
Trong đêm định mệnh, Lã Tứ Nương đột nhập vào cung, chặt đầu hoàng đế Ung Chính rồi mang thủ cấp trốn đi mất.
Những người nghi ngờ câu chuyện này thì cho rằng, hoàng cung thường được bảo vệ rất nghiêm ngặt, hoàng đế bước đi đâu cũng có người theo nên võ công của Lã Tư Nương cao đến mấy cũng không thể hành thích Ung Chính rồi cắt đầu mang theo dễ dàng như vậy.
Vì không bắt được hung thủ nên triều đình nhà Thanh khi ấy đã che giấu chân tướng sự việc, công bố rằng hoàng đế bị bệnh đột ngột qua đời.
Người Trung Quốc vốn không ưa hoàng đế cứng rắn như Ung Chính, nên hầu hết đều tin rằng cái chết không toàn thây của nhà vua là “quả báo" cho vụ án oan thảm khốc của gia tộc họ Lã năm xưa, theo báo Trung Quốc.
Tuy nhiên, cái chết của Ung Chính không được ghi chép cụ thể nên cho đến nay câu chuyện này vẫn chỉ được coi là một giả thuyết.
Dưới thời nhà Minh, một hoàng đế nổi tiếng hoang dâm, tàn bạo đã khiến các cung nữ phẫn uất, hợp sức tạo nên một...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.