Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cơ quan chức năng Myanmar tiêu hủy các lô hàng ma túy bất hợp pháp.
Đây là cảnh báo của Jeremy Douglas, đại diện phòng Liên Hợp Quốc về Phòng chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) khu vực Đông Nam Á trên CNN.
20 năm trước, các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí giải quyết tình trạng gia tăng hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp và ký tuyên bố chung hướng tới xây dựng cộng đồng ASEAN “không ma túy”.
Ngày nay, đích đến của mục tiêu này trở dần trở nên xa vời hơn bao giờ hết. Bởi có dấu hiệu cho thấy tình hình trở nên tồi tệ nhanh chóng.
Mạng lưới tội phạm từ châu Á vươn ra quy mô toàn cầu, kiểm soát dòng tiền khổng lồ, vốn đang tiếp tục mở rộng. Chính phủ nhiều nước tập trung đầu tư phát triển hạ tầng và thương mại xuyên biên giới, nhưng lại không dành sự chú ý tương tự tới an ninh công cộng và an sinh xã hội.
Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia hiện kiểm soát ngành công nghiệp hàng tỷ USD và có tầm ảnh hưởng chưa từng có từ trước đến nay. Theo Douglas, không hề phóng đại khi nói rằng một phần ASEAN đang đứng trước nguy cơ rơi vào tay các nhóm tội phạm.
Những ngành công nghiệp bất hợp pháp chính bao gồm buôn người và buôn lậu gỗ, động vật hoang dã, hàng giả và thuốc giả. Những hành vi trên gây hậu quả khôn lường đối với người dân, cộng đồng và môi trường, nhưng mang lại lợi nhuận khổng lồ cho băng đảng tội phạm.
Dù vậy, sản xuất và buôn bán trái phép ma túy mới là lĩnh vực phạm pháp sinh lời nhất ở Đông Nam Á, ước tính giá trị lên tới 40 tỷ USD/năm.
Doanh thu của các băng đảng tội phạm thậm chí còn vượt cả GDP của nhiều quốc gia trong khu vực, theo Jeremy Douglas.
Trong các nhóm ma túy, thuốc phiện và heroin vẫn chiếm đa số, nhưng ma túy đá và ma túy tổng hợp đang trở thành xu hướng thống trị mới. Điều đáng lo ngại là Đông Nam Á đang trở thành thị trường cung cấp ma túy tới các khu vực khác trên thế giới.
Các băng đảng tội phạm có tổ chức trỗi dậy là vấn nạn mà các quốc gia Đông Nấm cảm thấy đau đầu.
Miền bắc Myanmar và vùng Tam giác Vàng xuất khẩu ma túy đá độc quyền sang Úc, trong khi Fentanyl được xuất sang tận Mỹ và Canada.
Các băng đảng tội phạm Đông Nam Á cũng ngày càng hoạt động chuyên nghiệp và không ngừng đổi mới. Những ngày phiến quân chất ma túy lên lưng những con la vượt đường rừng núi đã là dĩ vãng.
Ngày nay, băng đảng tội phạm chỉ tập trung vào ma túy tổng hợp, mở rộng quy mô sản xuất và lợi dụng cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh trong khu vực để kết nối thị trường.
Vấn đề là các băng đảng tội phạm xuyên quốc gia không ngừng trỗi dậy, nhưng các cơ quan chức năng lại không cải thiện năng lực.
Lực lượng cảnh sát ở các nước Đông Nam Á vẫn phụ thuộc nhiều vào quân đội, không được huấn luyện đầy đủ và thiếu cả kinh phí cũng như hợp tác đa quốc gia để đẩy lùi tội phạm có tổ chức.
Họ cũng quá bận rộn với việc duy trì trật tự và luật pháp, làm ngơ trước những mạng lưới băng đảng quốc tế. Những cơ quan này được thiết lập vào thời điểm mà tội phạm chỉ hoạt động ở địa phương và giờ đây đã lỗi thời.
Theo Jeremy Douglas, những vụ triệt phá đường dây buôn lậu hàng tấn ma túy tổng hợp diễn hàng tuần. Tuy vậy, các thắng lợi này không phá vỡ được mạng lưới khổng lồ đứng sau. Các băng đảng tội phạm đơn thuần chỉ coi đó là các chuyến hàng gặp rủi ro.
Có thể nói, vấn nạn băng đảng tội phạm ở Đông Nam Á đang hủy hoại cuộc sống của vô số người trong khu vực. Các băng đảng dùng sức mạnh của đồng tiền để chà đạp lên trên luật pháp.
Trong khi đó, cơ quan thực thi pháp luật của nhiều nước không theo kịp mối đe dọa, còn các nhà lãnh đạo thì không nhận ra vấn đề. Nếu tình hình tiếp diễn thì các băng đảng tội phạm có thể thống trị nhiều khu vực ở Đông Nam Á, Jeremy Douglas kết luận.
Đây là các thành viên một trong những băng đảng khét tiếng nhất thế giới và không ngần ngại phô trương sự xa hoa, giàu...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.