Đó là thông tin mà ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực TP.HCM cho biết. Bởi thế, các bạn sinh viên cần biết phải học như thế nào để đáp ứng mong muốn của doanh nghiệp…
Thừa sinh viên - thiếu nhân sự
Có thể nói, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển CNTT thuộc loại cao trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu của chính phủ là đến năm 2020, đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT và mạnh nhờ CNTT. Để thực hiện được điều này, trong vòng 8 năm nữa, chúng ta cần có 1 triệu nhân sự chất lượng cao - “con số vàng” của các cường quốc CNTT như Ấn Độ hay Trung Quốc…
|
Một giờ học của sinh viên iSpace. |
Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực TP.HCM thì với số lượng khoảng 227 trường ĐH, CĐ và TCCN đang tham gia đào tạo CNTT, chúng ta chỉ mới đáp ứng được hơn 250.000 nhân sự. Điều đáng buồn là chỉ khoảng 10% sinh viên ngành này tốt nghiệp hàng năm nhận được “cái gật đầu” của doanh nghiệp còn lại phải long đong tìm việc.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, nguyên do cơ bản của hiện trạng này là đa số sinh viên CNTT mới ra trường còn yếu về chuyên môn, lại thiếu cả kỹ năng làm việc. Các bạn không thích ứng kịp với môi trường thực tế, không biết bắt tay vào công việc từ đầu nên dễ nản khi gặp phải những khó khăn bước đầu.
Khảo sát của Viện Chiến lược CNTT chỉ ra 72% sinh viên CNTT mới tốt nghiệp không có kinh nghiệm thực hành; 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm; 100% không biết lĩnh vực nào có thể hành nghề tốt nhất; 77,2% khiến doanh nghiệp phải đào tạo lại và 70% không thành thạo ngoại ngữ. Đáng nói là ngay cả những sinh viên tốt nghiệp hạng ưu vẫn lúng túng trong xử lý công việc.
Rõ ràng, chương trình đào tạo hiện nay của chúng ta còn quá thiên về lý thuyết, sinh viên chưa được tạo điều kiện để thực hành thực tế và tích lũy những kỹ năng cần thiết mà doanh nghiệp đòi hỏi ở các bạn khi đi làm. Bởi vậy, khi hàng loạt sinh viên ra trường hàng năm phải chịu cảnh thất nghiệp hoặc chấp nhận làm trái ngành nghề, chuyên môn được đào tạo thì doanh nghiệp lại tất tả tìm không ra nhân sự.
Phương án nào cho mục tiêu phía trước?
Để góp phần giải quyết bài toán chất lượng nhân lực CNTT, Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace đã tiên phong thay đổi phương thức đào tạo CNTT theo thiên hướng thực hành. Nhờ mối quan hệ chặt chẽ cùng hệ thống các doanh nghiệp đồng hành trong lĩnh vực CNTT, iSpace hiểu rõ sinh viên mới ra trường đang thiếu gì và doanh nghiệp cần gì ở các bạn. Tiêu chí "đào tạo sinh viên trở thành người thợ giỏi trước khi trở thành người thầy” được ra đời từ đó.
Với quy trình đào tạo này, sinh viên iSpace ra trường có thể tự tin bắt tay vào làm việc ngay mà không cần đào tạo lại.
Tại iSpace, sinh viên được học và làm thực tế trên các máy móc, thiết bị tiên tiến với tổng thời lượng thực hành là 70%. Mỗi bạn đều có 500 giờ trải nghiệm thực tế công việc dưới sự hướng dẫn của chính doanh nghiệp, phân bố đều trong các học kỳ.
Không chỉ sử dụng chính công nghệ của doanh nghiệp để đào tạo nhằm giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt được công việc khi ra trường, iSpace còn mời doanh nghiệp cùng tham gia huấn luyện và sát hạch đầu ra về cả chuyên môn lẫn kỹ năng nghề cho sinh viên.
Hơn thế, chương trình đào tạo theo phân khúc công việc giúp các bạn dễ dàng hình dung được toàn bộ lộ trình nghề nghiệp trong tương lai của mình. Qua từng học kỳ, sinh viên đã có thể đảm nhận được những hạng mục công việc từ thấp lên cao của doanh nghiệp. Đây là cơ hội để sinh viên vừa kiếm thêm thu nhập vừa nâng cao tay nghề.
Bên cạnh đó, nhà trường còn chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên qua các hoạt động ngoại khóa, chương trình giao lưu định kỳ với doanh nhân thành đạt và người nổi tiếng, giúp các bạn tích lũy vốn sống, kinh nghiệm lập nghiệp và phát triển toàn diện bản thân. Bằng định hướng và chiến lược đào tạo tốt, iSpace đã và đang góp phần giải quyết bài toán nhân lực CNTT hiện nay, giúp các bạn trẻ yêu công nghệ yên tâm theo đuổi ước mơ của mình.
Ngọc Ánh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.