Chuột
Chuột là loài vật phổ biến nhất được mang ra nghiên cứu và trên vũ trụ cũng không ngoại lệ. Jeffrey Alberts, một giáo sư tâm lý học của trường Đại học Indiana, Mỹ, đã tiến hành nghiên cứu các con chuột mang thai trong điều kiện không trọng lực. Rất nhiều loại chuột như chuột nhắt, chuột nhà, chuột lang đều đã được mang lên vũ trụ.
Mèo
Cô mèo đầu tiên bay vào vũ trụ và sống sót trở về.
Nước Pháp đã đưa Felicette – “Cô” mèo đầu tiên bay vào vũ trụ với quỹ đạo bay trong vòng 15 phút vào ngày 18/10/1963. Đây là một chuyến đi ngắn nhưng đủ để các nhà khoa học thu thập các dữ liệu cần thiết. Cô mèo này vẫn sống sót và khỏe mạnh sau chuyến đi.
Cá vàng
Vào năm 2012, tàu hỗ trợ HTV-3 của Nhật Bản đặt chân lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS và mang theo một bể nuôi cá vàng. Với môi trường này, các nhà khoa học có thể quan sát cơ quan nội tạng của chúng một cách dễ dàng, đồng thời kiểm tra quá trình suy thoái xương và cơ. Mặc dù sống dưới nước, nhưng cá vàng cũng bị ảnh hưởng bởi trọng lực và khi ở trong không gian, chúng bơi vòng thay vì bơi thẳng.
Khỉ
Con khỉ đầu tiên được đưa lên vũ trụ là Albert, nhưng nó đã sớm chết ngạt trong khi bay thử nghiệm. Sau đó, con của nó là Albert II đã được đưa thành công lên tầng ngoài bầu khí quyển. Số phận của nó sau đó không được tiết lộ. Có nhiều con khỉ khác cũng đã được đưa lên không gian nhưng phần lớn không thể sống sót.
Albert 2 trước khi lên đường vào vũ trụ.
Động vật lưỡng cư
Do có khả năng sống cả trên cạn và dưới nước, động vật lưỡng cư luôn có khả năng thích ứng cao với các biến đổi khí hậu. Vì vậy chúng là mục tiêu để các nhà khoa học thí nghiệm việc thích ứng với môi trường ngoài vũ trụ. Loài sa giông Iberia cũng được đưa vào không gian nhiều lần, khởi đầu là chuyến bay Bion 7 của Nga năm 1985.
Nhện
Năm 2011, hai con nhện mắt vàng có tên là Gladys và Esmerelda được đưa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, nơi chúng có thể quay tơ và săn bắt trong môi trường không trọng lực. Một con nhện có tên là Nefertiti đã sống trên ISS trong suốt năm 2011 nhưng không giăng tơ, mà thay vào đó nó tấn công con mồi. Môi trường không trọng lực dường như ít có ảnh hưởng đến khả năng săn mồi của con nhện này.
Giun tròn
Giun tròn phần lớn là loài ký sinh trùng có thể gây ra bệnh sán ở lợn và chó. Chúng được đưa lên vũ trụ nhiều lần, và thậm chí còn đặt chân lên Mặt Trăng trong chuyến đi của tàu Apollo 16. Trong thảm họa nổ tàu Columbia năm 2003 khiến 7 phi hành gia thiệt mạng, người ta phát hiện một con giun tròn trong hộp đồ thí nghiệm vẫn sống.
Tinh tinh
Tinh tinh là loài động vật gần với con người nhất, và chúng cũng được đưa lên vũ trụ khá sớm. Vào năm 1961, con tinh tinh có tên là Ham đã được NASA đưa lên vũ trụ để thực hiện các nghiên cứu. Sau đó, một con tinh tinh khác tên là Enos cũng được đưa lên vũ trụ 2 lần. Mục đích của những nghiên cứu này vẫn chưa được làm rõ.
Gấu nước
Gấu nước được xem là loài vật bất tử, thậm chí có khả năng tồn tại ở điều kiện khắc nghiệt nhất. Năm 2007, khoảng 3.000 con gấu nước được đưa vào không gian trên tàu Foton-M3 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Ở đó, chúng chứng minh sự bất tử của mình khi có thể sống ở cả môi trường chân không trong vũ trụ.
Chó
Chú chó Laika là nạn nhân trong cuộc chạy đua vũ trụ của Liên Xô và Mỹ. Vì muốn thử nghiệm cho việc động vật sẽ sống được ở trên không gian, người Mỹ sử dụng tinh tinh, trong khi đó Liên Xô sử dụng chú chó Laika trong chuyến bay vào năm 1957. Laika chết trong chuyến bay của tàu Sputnik 2, để rồi 4 năm sau đó, Yuri Gagarin (người Nga) đã trở thành con người đầu tiên bay vào vũ trụ.
Laika là chú chó đầu tiên vào vũ trụ trong một nhiệm vụ cảm tử.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.