Cô gái “ẵm” học bổng trường ĐH đặc biệt nhất nước Mỹ

Hạ Nhiên Thứ sáu, ngày 08/07/2016 00:10 AM (GMT+7)
Đây là ngôi trường có tỷ lệ nhận vào gần như thấp nhất nước Mỹ (1,9%)
Bình luận 0

Tân sinh viên của trường ĐH có giảng đường khắp thế giới

Nguyễn Hoàng Bảo Uyên (18 tuổi, Hà Nội) là cựu học sinh tài năng của trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam. Mới đây, cô nàng vừa giành được học bổng toàn phần của ngôi trường danh giá – ĐH Minerva (Mỹ).

img

Nguyễn Hoàng Bảo Uyên, cựu nữ sinh tài năng của trường Amsterdam

Với mô hình giáo dục luân chuyên qua nhiều thành phố, trường Minerva có tỷ lệ nhận vào gần như thấp nhất nước Mỹ (1,9%).  Để có được suất học tại đây, cô gái 18 tuổi đã phải cố gắng, nỗ lực nhiều trong cả quá trình học phổ thông lẫn những tháng nước rút chuẩn bị hồ sơ du học.

Uyên cho hay, cách làm hồ sơ của ĐH Minerva cũng rất khác. Trường không yêu cầu điểm chuẩn hóa SAT như phần lớn trường đại học tại Mỹ nhưng lại kiểm tra trình độ tiếng Anh của các ứng viên qua phỏng vấn.

Trường gửi cho chúng tôi một phần mềm để ghi hình các ứng viên trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh. Ngoài ra, chúng tôi còn phải trải qua bài kiểm tra tư duy toán học, tư duy trừu tượng. Với cách làm này, quá trình tuyển sinh hoàn toàn minh bạch bởi không ai có thể gian dối trong việc làm hồ sơ. Tôi thấy, những học sinh được nhận vào đây đều rất cởi mở về các ý tưởng, luôn muốn xây dựng và thiết kế một cái gì đó ý nghĩa”, Uyên chia sẻ.

Cô gái 18 tuổi hăm hở giới thiệu về ngôi trường mới của mình và gọi đây là ngôi trường có giảng đường khắp thế giới. Trong 4 năm học, Uyên và sinh viên trong trường sẽ được học luân chuyển tại nhiều thành phố, quốc gia khác nhau, bắt đầu ở San Francisco (Mỹ), tiếp đó là hàng loạt địa điểm như: Berlin (Đức), Seoul (Hàn Quốc), Buenos Aires (Argentina), Bangalore (Ấn Độ), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) và London (Anh).

img

Uyên chia sẻ, cô rất hứng thú khi lựa chọn ngôi trường có mô hình giáo dục đặc biệt như ĐH Minerva

Lựa chọn một ngôi trường có mô hình giáo dục đặc biệt như vậy với Uyên là một sự “đầu tư mạo hiểm”. Những sinh viên như Uyên phải liên tục thay đổi để thích nghi được với môi trường mới. Chưa kể, việc thường xuyên thay đổi nơi sinh sống và học tập như vậy sẽ khó khăn trong việc giữ vững các mối quan hệ.

Nhưng cựu nữ sinh trường Amsterdam luôn tin rằng, mô hình giáo dục này sẽ thành công và sự lựa chọn của cô là đúng đắn.

“Chúng tôi được trải nghiệm cuộc sống ở khắp nơi trên thế giới, lúc đó thì vô số cơ hội mở ra, trong đó có cơ hội tìm hiểu con người, thị trường, nghiên cứu… Chúng tôi sẽ được biết về các thành phố một cách toàn diện hơn, được áp dụng luôn kiến thức vào thực tế”, Uyên chia sẻ.

Một lý do khác khiến cô nàng rất mê ngôi trường này là điều kiện tài chính “siêu tốt”. Trước khi chọn trường, Uyên đã tìm hiểu khá kỹ và được biết, ĐH Miverva cũng áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính như ĐH Harvard, không quan tâm đến tình hình tài chính của gia đình học sinh.

Trường rất ít học sinh, mỗi lớp khoảng 19 người, thầy cô không được nói quá 5 phút, ngược lại sinh viên được thể hiện quan điểm và trao đổi nhiều. Giáo viên từ các trường ĐH nổi tiếng cũng đến đây dạy.”, Uyên cho hay.

Thông thạo 2 ngoại ngữ Anh, Pháp

Để giành được học bổng vào ngôi trường đặc biệt như vậy, Bảo Uyên đã chứng tỏ được bản thân ngay từ khi bước vào cấp 3 với danh hiệu thủ khoa xuất sắc khối Nga trường Hà Nội – Amsterdam.

img

Bảo Uyên là Thủ khoa đầu vào khối Nga của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đến nay, cô nàng có thể nói thành thạo cả hai ngoại ngữ Anh và Pháp. Uyên chia sẻ, để làm được điều này cô cũng không có bí quyết gì đặc biệt ngoài chăm chỉ và kiên nhẫn.

Mình nghe rất nhiều, cố gắng nghe nhạc, học thuộc lời để quen với việc nói các tập hợp âm thanh đó. Ngoài ra, mình hay đọc sách, truyện bằng tiếng Anh, Pháp. Ngữ pháp cũng rất quan trọng và để hiểu được thì không còn cách nào khác ngoài việc ngồi đọc cả một cuốn sách ngữ pháp”, Uyên cho hay.

Bảo Uyên là cô nàng mê tranh biện. Uyên từng giành giải Nhất hạng mục đội, nhóm trong cuộc thi “Tranh biện quốc tế tại Ireland” năm 2013 và là huấn luyện viên cho cuộc thi tranh biện tại trường theo học.

Nữ sinh tài năng trường Amsterdam còn là Chủ tịch Cộng đồng Tranh biện Pluzzles của bốn trường chuyên ở Hà Nội. Với kinh nghiệm giàu có, Uyên trở thành Trường ban tổ chức “Trại hè tranh biện Aletheia 2015” – trại hè có quy mô lớn nhất trên địa bàn Thủ đô.

Thành tích trong hoạt động ngoại khóa đã giúp Uyên gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển sinh và “ẵm trọn” học bổng toàn phần của trường ĐH Minerva. Không chỉ vậy, cô nàng còn trau dồi được nhiều kỹ năng cần thiết để sẵn sàng cho “cuộc chiến tri thức mới” sắp tới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem