Phương Ly thực hiện thử thách để bạn chơi rùng răng lột đồ khi tham gia "Dare Pong"
Xoay quanh những cốc nước uống có cồn và thử thách táo bạo như hôn sâu, liếm chân, đổ đá lạnh vào trong quần, ăn sushi trên cơ thể đối phương, dùng răng lột đồ bạn chơi… “Dare Pong” đang là trò chơi nổi tiếng trong giới trẻ. Cùng với hàng triệu lượt xem, gameshow này nhận phải không ít “gạch đá” từ dân mạng bởi chính sự táo bạo và nhạy cảm của nó.
Xuất hiện tại “Dare Pong” mùa 2, tập 6, Phương Ly (sinh năm 1990, stylist hình ảnh cho một số nghệ sĩ, ca sĩ tên tuổi tại TP.HCM) phải đối mặt với không ít bình luận chỉ trích từ người xem. Bởi lẽ, bạn chơi của cô là trai lạ và hơn thế, những thử thách cô thực hiện được xem là thử thách “đỏ mặt” nhất của gameshow này: để đối phương lột đồ bằng răng, ôm nhau 1 phút, mô tả tư thế “quan hệ” yêu thích nhất.
Vốn theo đuổi hình tượng sexy, nóng bỏng, Phương Ly nghĩ sao về trò chơi này và bản thân cô có được trải nghiệm thú vị gì khi tham gia?
Vô tư thực hiện thử thách ôm nhau 1 phút...
... và hôn nhau kiểu Pháp với trai lạ
Trước khi tham gia “Dare Pong”, chắc hẳn bạn đã biết đến loạt thử thách táo bạo của trò chơi này?
Tôi biết. Tuy nhiên, luật chơi khá rõ ràng, người chơi có thể tự nguyện thực hiện “Dare” (thử thách) hoặc uống khi thua.
Tôi tham gia chương trình này do một người bạn thân giới thiệu. Ban đầu, tôi cũng do dự lắm bởi đây là game show khá mới mẻ và cái gì mới cũng cần có thời gian để mọi người thích nghi. Nhưng chính sự mới mẻ, chân thực của nó khiến tôi quyết định thử sức.
Thực hiện những thử thách nhạy cảm như nhảy sexy, mô tả tư thế “mây mưa” yêu thích với trai lạ, cảm giác của bạn ra sao?
Lúc đầu, tôi rất run và ngượng khi bạn chơi táo bạo hơn mình nghĩ. Nhưng khi thực hiện thêm vài thử thách khác thì lại thấy khá thú vị. Ngại nhưng vẫn nên thử chứ, đây là một trò chơi mà.
Tôi thấy, chính những thử thách táo bạo mới tạo nên yếu tố bất ngờ của trò chơi này. Ví dụ như mô tả tư thế “mây mưa” khi đang mặc quần áo hay nhảy sexy mà không có nhạc thực sự rất buồn cười. Còn cởi áo bằng răng thì cực khó, sự lúng túng khi chơi tạo ra các tình huống hài hước.
Tôi vào chơi với tâm thế giải trí là chính, nghĩ thoáng ra thì mọi thứ không có gì đáng xấu hổ cả. Hãy là chính mình.
Phương Ly - stylist hình ảnh cho các ca sĩ có tiếng
Dù là thế thì chắc bạn cũng chẳng dễ chịu gì khi bị dân mạng “ném đá” dữ dội như vậy?
Đây là lần đầu tiên tham gia game show, tôi cũng từng sợ bị đánh giá phản cảm. Và đúng là thế, nhiều người bình luận không hay khiến tôi hơi buồn nhưng sau đó lại thấy thật hài hước.
Tôi thấy, những ý kiến đó chỉ là của một số người không có cùng lối sống và cách suy nghĩ. Ý kiến trái chiều cũng có cái hay của nó, ta nên đón nhận theo hướng tích cực.
Hơn nữa, là chính mình trong gameshow thì có gì sai? Bạn bè tôi ai cũng ủng hộ vì đã quá hiểu rõ bản chất của tôi, một số bạn chưa bao giờ gặp tôi cũng không đánh giá quá xấu, thậm chí, họ còn yêu mến tôi sau khi tương tác qua mạng xã hội.
Sự táo bạo trong gameshow của người chơi chỉ dừng lại ở đó thôi, còn bản chất của họ thế nào thì phải tiếp xúc và tìm hiểu bên ngoài mới rõ.
Bạn nghĩ sao khi nhiều người cho rằng, “Dare Pong” là trò chơi gợi dục và phản cảm?
Gợi dục hay không là do cách suy nghĩ của mỗi người, phản cảm hay không là do thái độ và cách chơi của người chơi.
Gameshow thực tế như “Dare Pong” chỉ đơn giản là tái hiện thực tế nhất cảm xúc của một nam, một nữ lần đầu gặp mặt và họ vui vẻ với nhau bằng những tình huống buồn cười.
Cô đề cao sự chân thật của gameshow "Dare Pong"
Biết bao gameshow ở nước ngoài hot vì nó thật, vì người xem có cái nhìn cởi mở về con người và quyền con người.
Gameshow và người chơi không có lỗi, chính cách suy nghĩ khác nhau tạo nên tranh cãi. Một số người có cái nhìn khá định kiến với phụ nữ. Tại sao ở một xã hội hiện đại thế này mà còn dị nghị về cá tính và sexy. Tại sao không được thể hiện sự sexy khi có một cơ thể đẹp? Hơn nữa, sexy hay không không chỉ nằm ở vẻ đẹp hình thể mà còn thể hiện ở sự tự tin nữa.
Một chuyên gia tâm lý cho rằng, trò chơi này tác động xấu đến người xem và bản thân người chơi cũng không lường trước được hậu quả. Ví dụ như một cô gái gặp phải đối tác xấu thì không có gì đảm bảo an toàn sau đó. Bạn nghĩ sao?
Tôi nhìn nhận vấn đề thế này, nếu là người xấu thì không cần chơi trò này cũng đi làm điều xấu ở bất kỳ đâu, không nhất thiết phải lấy “Dare Pong” ra để biện hộ và đổ lỗi.
Thế giới có rất nhiều trò chơi táo bạo hơn, những trò chơi gây kích thích như truyền giấy bằng miệng chẳng hạn… “Dare Pong” có luật chơi rõ ràng, ai không muốn thực hiện thử thách nhạy cảm thì uống. Tất cả đều do người chơi tự nguyện vậy thì điều gì chứng minh họ có thể bị hại?
Trước khi tham gia, chắc chắn người chơi đã chuẩn bị tâm lý “có gan chơi, có gan chịu” về phần hình ảnh và sự an toàn của mình. Và họ đủ lớn để biết mình đang làm gì.
Cảm ơn những chia sẻ của bạn!
Từ quán trà sữa, rạp chiếu phim cho đến ký túc xá, giới trẻ Việt đều ngang nhiên làm “chuyện ấy”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.