Phi hành gia Scott Kelly, Kathy Pham (giữa ảnh) và William Elder tại phòng đợi, trước khi tổng thống Obama đọc thông điệp liên bang.
Kathy Phạm là một chuyên gia máy tính luôn có niềm đam mê với dịch vụ công cộng. Trong suốt thời gian từ khi làm việc của mình, cô đã sử dụng công nghệ để giải quyết những vấn đề nan giải đang được đặt ra.
Đã từng có thời gian làm việc tại Google, IBM và Harris Healthcare Solutions, cô đã thiết kế ra các phần mềm tạo sự tương tác chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu xu hướng bệnh thông qua các dữ liệu phân tích, đồng thời xây dựng kho dữ liệu cho các bệnh viện.
Thông tin về Kathy Pham trong thông cáo của nhà trắng.
Bà Obama cùng các khách mời danh dự tại tòa nhà Quốc hội tối ngày 20.1.
Kathy được sinh ra trong một gia đình người Mỹ gốc Việt ở Bang Georgia và hiện nay cô đang sống tại Washington DC. Cô tốt nghiệp đại học Công Nghệ Georgia với chuyên ngành Tin học và đã từng giành giải thưởng trong cuộc thi Microsoft Imagine Cup – một cuộc thi công nghệ hàng đầu thế giới dành cho sinh viên. Hoàn thành bằng Thạc Sĩ năm 2009, Kathy tập trung vào sự tương tác giữa máy tính và con người.
Mẹ của cô hiện đang được chữa bệnh ung thư nhờ chương trình chăm sóc y tế thường được gọi là Obamacare (Affordable Care Act) và do anh trai của cô cũng từng là quân nhân phục vụ tại Afghanistan, được huy chương Purple Heart (chiến thương bội tinh).
Gia đình Kathy Pham.
Hiện nay cô là thành viên của US Digital Service, nơi cô có thể dành sự đam mê của mình cho những sản phẩm công nghệ phục vụ dịch vụ cộng đồng. Công việc hàng ngày của Kathy là nâng cao trình độ công nghệ thông tin trong dịch vụ y tế cho người dân Mỹ, đưa quyền lợi, hiểu biết y tế đến gần hơn với các cựu chiến binh và thay đổi cách thức chính phủ cung cấp dịch vụ y tế cho người dân.
Đồng hành với mẹ mình trong cuộc chiến chống bệnh ung thư, cô gái gốc Việt trở thành người sáng lập trang web Team Mama Pham, nơi cung cấp thông tin về căn bệnh ung thư cũng như các liệu pháp chữa bệnh và cách thức ngăn chặn căn bệnh này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.