Cô Lê Thị Thanh Huyền, giáo viên tiếng Anh, TrườngTH & THCS xã Phú Ninh, huyện Yên Bình được cử đi biệt phái tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH&THCS Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu. Nỗ lực vì trường, vì trò của cô giáo đã được tỉnh Yên Bái đề nghị Bộ GD&DT khen thưởng nhà giáo tiêu biểu của năm 2023
Cô giáo Lê Thị Thanh Huyền cho biết: "Lứa chúng tôi không phải trải qua những năm tháng khó khăn của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ và cũng không phải là những người mở lối xây trường, dựng lớp làm nên kỳ tích cho giáo dục vùng cao; nhưng chúng tôi hiểu và trân trọng những nghĩa cử cao đẹp của các thế hệ nhà giáo đi trước.
Năm học 2022-2023, 2023-2024, bản thân đã xung phong nhận nhiệm vụ biệt phái giảng dạy môn Tiếng Anh tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH&THCS Trạm Tấu, giảng dạy môn Tiếng Anh khối 6,7, 8, 9.
Hơn ai hết, giáo viên chúng tôi hiểu được giáo dục vùng cao cần đổi thay như thế nào. Thời 4.0, công nghệ và tiếng Anh đồng hành, nếu các em không có tiếng Anh sẽ thiệt thòi lớn khi hội nhập với xã hội. Tôi và các đồng nghiệp đã xung phong lên vùng cao, mong muốn bằng năng lực chuyên môn của mình, thay đổi cách dạy học, để phần công sức nhỏ bé của mình giúp học sinh học tập tốt môn tiếng Anh.
Xung phong lên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH&THCS Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu thực hiện công việc giảng dạy, dần quen với trường, lớp và học sinh. Các em từ bỡ ngỡ với những từ mới, ngữ pháp, cấu trúc câu... đã quen và có thể lĩnh hội tốt kiến thức chương trình dạy học tiếng Anh của Bộ GD&ĐT.
Chất lượng môn dạy cuối năm đạt 100% từ trung bình trở lên. Kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn xếp loại Tốt, các giờ hội giảng đều xếp loại Giỏi. Tôi đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường và xếp loại cuối năm theo chuẩn nghề nghiệp đạt loại Tốt.
Sáng kiến kinh nghiệm được ứng dụng hiệu quả
Năm học 2023-2024, lần thứ 2 tôi xung phong lên tiếp tục công tác giảng dạy tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH&THCS Trạm Tấu. Lại những công việc mình tâm huyết và yêu thích hàng ngày. Những kiến thức, kinh nghiệm tôi có, được chia sẻ cho đồng nghiệp để mọi người cùng truyền đạt kiến thức tốt nhất cho học sinh.
Các em đều là người dân tộc H'Mông, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nhận thức còn hạn chế. Tôi và các thầy cô hiểu và thông cảm càng hết lòng chăm sóc, dạy bảo, động viên để các em có thêm động lực học tập tốt hơn.
Được biết, trong năm học vừa qua, cô giáo Lê Thị Thanh Huyền đã có chuyên đề “Một số kinh nghiệm dạy phát âm tiếng Anh bổ trợ cho học sinh lớp 9 ôn thi vào 10”. Được Hội đồng sáng kiến cấp trường đánh giá, xếp loại khá và đã được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả.
Những chuyên đề trên là quá trình trải nghiệm qua thực tiễn giảng dạy của bản thân, là sự tổng kết, điều chỉnh phù hợp với điều kiện nhà trường và đối tượng HS, đánh giá hiệu quả của các phương pháp giảng dạy đặc thù của bộ môn đã được áp dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
Là giáo viên biệt phái đến vùng khó, cô giáo Lê Thị Huyền đã luôn ý thức cần phải phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp để gần gũi, động viên, khích lệ, giáo dục cho học sinh. Nền nếp có ổn định, thì các em mới có ý thức hơn trong việc học môn tiếng Anh và các môn học khác.
"Để thực hiện điều này, tôi thường xuyên dự giờ thăm lớp, học hỏi, tìm tòi tài liệu tham khảo, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tham gia tích cực các lớp tập huấn chuyên môn do ngành tổ chức. Không ngừng bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực chuyên môn là chìa khóa đến thành công" - cô Huyền cho biết.
Được Bộ GD&ĐT khen thưởng và trao tặng danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu của năm 2023, đối với tôi là niềm động viên, khích lệ to lớn để nỗ lực hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa với GD vùng cao.- Cô giáo Lê Thị Thanh Huyền cho biết
Vui lòng nhập nội dung bình luận.