Có hay không chuyện Vietnam Airlines phá sản?

Theo Thiên Lý Thứ ba, ngày 13/10/2020 16:03 PM (GMT+7)
Những thông tin liên quan đến hoạt động của Vietnam Airlines đã được đại diện doanh nghiệp thông tin cụ thể.
Bình luận 0

Kết thúc phiên giao dịch 13/10, VN-Index dừng ở 929.86 điểm, tăng 0.44%; HNX-Index dừng ở 136.15 điểm, tăng 0.18%.

img

VN-Index dừng ở 929.86 điểm

Thanh khoản thị trường lên khá cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 8.000 tỷ đồng.

Đà tăng mạnh trong phiên chiều của VN-Index chủ yếu đến từ lực kéo của MSN. Trong phiên chiều mã này bứt phá tăng cận trần và kéo chỉ số tới hơn 1,6 điểm.

Song song đó, CTG không kém cạnh với mức đóng góp tương đương 1,6 điểm tăng trong phiên hôm nay.

Họ Vingroup tiếp tục duy trì đà tăng từ đầu phiên. Nhóm ngân hàng về phiên chiều đã nghiêng nhẹ sang phía tăng điểm.  VCB, BID, CTG, TCB... đều tăng điểm trong phiên hôm nay. 

Số còn lại MBB, SHB...giảm điểm nhưng không quá tiêu cực với thị trường. SAB cũng ngờ giảm mạnh trong phiên chiều trở thành mã tác động tiêu cực nhất lên chỉ số phiên hôm nay.

img

Toàn phiên có hơn 348,6 nghìn cổ phiếu HVN được khớp lệnh

Trong phiên giao dịch này cổ phiếu HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) gây chú ý bởi diễn biến căng thẳng suốt phiên. Chốt phiên HVN giảm 0,38% về mốc 26.250 đồng/cổ phiếu.

Toàn phiên có hơn 348,6 nghìn cổ phiếu HVN được khớp lệnh.

Tính chung qua 1 tuần mã cổ phiếu này đang giảm nhẹ 0,34%. Nhưng nếu tính qua 1 tháng, mã cổ phiếu hàng không này đang tăng nhẹ với mức tăng 0,19%.

Liên quan đến cổ phiếu này, mới đây Vietnam Airlines đã có báo cáo doanh thu 9 tháng. Theo đó, tổng doanh thu hợp nhất trong 9 tháng đầu năm ước đạt 23.948 tỉ đồng (bằng 41,7% so với cùng kỳ 2019).

img

9 tháng, Vietnam Airlines lỗ hợp nhất 10.750 tỷ đồng.

Dù vậy, mức lỗ hợp nhất dự kiến ở mức 10.750 tỉ đồng (bằng 70,8% lỗ kế hoạch năm 2020), trong đó, mức lỗ của công ty mẹ là hơn 8.700 tỉ đồng.

Quý 3 dù cải thiện về doanh thu, nhưng hiệu quả chung vẫn lỗ 3.626 tỉ đồng. Vay ngắn hạn của HVN lên 5.242 tỉ đồng, các khoản phải trả giãn, hoãn là 4.268 tỉ đồng.

Theo ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính kế toán - Vietnam Airlines, vấn đề của hãng là phải giải quyết bài toán thanh khoản và duy trì dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp.

Trước đó, hồi giữa năm, VNA từng báo cáo nếu không được Chính phủ hỗ trợ, hãng này có nguy cơ hết tiền vào tháng 8 và kiến nghị được hỗ trợ 12.000 tỉ đồng vốn vay ưu đãi 0%.

Với Vietnam Airlines, hãng này chủ động việc cân đối ngắn hạn và dài hạn, trong đó cắt giảm 5.335 tỉ đồng, chủ yếu liên quan đến chi phí tiền lương, nhân công người lao động. Ngoài ra, hãng cũng làm việc với các ngân hàng để tái cơ cấu các khoản vay, đàm phán giãn tiến độ thanh toán với các đối tác (hết 30/9 là 4.600 tỉ đồng và khoảng 6.000 tỉ đồng vào cuối năm). Theo ông Hiền, “đây là các giải pháp đảm bảo thanh khoản và giúp VNA sống sót”.

Liên quan đến việc có thông tin VNA xin phá sản, ông Hiền bác bỏ và khẳng định, VNA không có bất kỳ văn bản nào xin phá sản. Với vai trò hãng hàng không quốc gia, sự đổ vỡ của VNA sẽ mang lại vô cùng nhiều hệ luỵ, không chỉ riêng với hãng mà còn với các khoản bảo lãnh của Chính phủ...

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem