Con đường đưa Lâm “Chín ngón” gia nhập giang hồ

Thứ hai, ngày 01/01/2018 09:17 AM (GMT+7)
Cái tên Lâm “Chín ngón” nổi danh gắn với những tên tuổi đại ca Sài thành lừng lẫy là Đại Cathay, Năm Lương, Sơn “Đảo”…
Bình luận 0

Những người biết về Lê Ngọc Lâm (SN 1945, quê tỉnh Hà Tây (cũ) xưa đều thừa nhận, tuổi thơ của Lâm là những chuỗi ngày bất hạnh.

Năm 1954, Lâm theo gia đình di cư vào Sài Gòn. Hiện nay, gia đình Lâm ở Hà Tây (cũ) không còn ai.

Đến miền đất mới, Lâm bị cha dượng đuổi ra khỏi nhà khi mới 13 tuổi, nên cuộc sống của Lâm là ở gầm cầu, xó chợ.

Nghe khu vực cầu Ông Lãnh là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của những tay anh chị, giang hồ thứ thiệt đất Sài thành nên Lâm lấy đây làm nơi ở, nơi hành tẩu giang hồ như Đại Cathay.

Lâm đã được Đại Cathay để ý sau một thời gian dài xem y vật lộn, chiến đấu với mafia để tồn tại ở cầu Ông Lãnh.

Khi có một chút danh trong giang hồ, Lâm bắt đầu bị các băng giang hồ khác nhòm ngó.

img

Lâm “Chín ngón” thời trẻ

Lâm được Đại Cathay nhận làm đệ tử còn vì lý do là hành xử rất kín kẽ, không bốc đồng, thâm thuý và nhanh chóng nắm bắt được tâm lý đối thủ.

Lâm đối xử với anh em trong nhóm cũng rất có tình. Đặc biệt, ngày đó, Lâm không chèn ép phụ nữ.

Thấy phụ nữ bị bắt nạt, ức hiếp ở giữa đường, giữa chợ, Lâm đều giúp.

Tiếng lành đồn xa thành tiếng dữ, Lâm là cái gai cần phải nhổ của nhiều tay anh chị Sài thành ngày ấy.

Thực chất, nhiều “trận chiến” ở khu vực này không liên quan đến Lâm nhưng mục đích lại là để dằn mặt Lâm. Và đối thủ đã xử lý 1 đệ tử của Đại Cathay.

Vì ân nghĩa với Đại Cathay, Lâm đến để tăng viện trợ và cùng bị sập bẫy tại rạp hát Hào Khê, nay là rạp hát Nhân dân.

Trong trận này Lâm bị mất ngón tay cái vì bị đối thủ ép cánh cửa sát kẹp đứt. Thế là biệt danh Lâm ‘Chín ngón’ ra đời từ đó.

Đến tận năm 1966, Lâm (22 tuổi) mới nếm mùi mất tự do lần đầu tiên, sau khi bị đi tập trung cải tạo tại Trại tập trung Phú Quốc với danh sách tội trạng rất dài.

Sau đó, Lâm bị giam ở nhà giam Chí Hoà. Từ năm 1970 – 1975, Lâm bị chuyển về giam tại nhà tù Côn Đảo.

Năm 1975 – 1988, Lâm tiếp tục bị đi cải tạo. Năm 1988, Lâm mãn hạn tù trở về làm dân thường.

Thời ở nhà giam Chí Hoà còn có Chương ‘Khùng’, Tuấn ‘Khùng’, Cương ‘Võ sĩ’, Hoàng ‘Đầu lâu’, Điềm Khắc Kim, Năm Lương… Chương ‘Khùng’ có anh trai là Sơn ‘Đảo’, nổi danh giang hồ như Lâm.

Biết Lâm ở cùng phân trại, Chương ngấm ngầm hạ đối thủ để ‘lên số’ giang hồ.

Thế nhưng, Chương ‘Khùng’ đã rơi vào tình cảnh ‘nhân tính không bằng trời tính’.

img

Chợ cầu Muối hay khu cầu Ông Lãnh xưa

Lúc đó, Chương chửi rủa Lâm và bị Lâm đang cầm chén uống nước, ném thẳng vào mặt rồi bỏ đi.

Chương ‘Khùng’ bị mất mặt với đàn em, chạy đến ‘tâu’ với Cương ‘Võ sĩ’.

Thấy vậy, Cương đến hỏi tội Lâm. Được đàn em cấp báo, Lâm đã chuẩn bị trước.

Vừa đến, chưa hỏi han rõ ràng, Cương đã giơ tay đấm thẳng vào mặt Lâm. Lâm tránh được cú đấm đó.

Đấm không trúng đích, Cương bị mất thăng bằng, Lâm rút dao trong người đâm thẳng vào ngực Cương, làm bạn tù gục xuống bất động.

Đại tá H.N, làm việc tại cục Hình sự cũ – Bộ Công an – một chuyên gia ‘săn đầu tội phạm’ có tổ chức kể:

‘Đâm Cương chết rồi, Lâm thấy sợ, lặng im khá lâu. Dù là giang hồ ngang tàng nhưng trước đó, Lâm ‘Chín ngón’ chưa từng giết ai’.

Thế nhưng, lần giết người ngay sau đó, Lâm ra tay tàn độc, với suy nghĩ rất Tào Tháo rằng, ‘mình không giết nó, nó cũng giết mình’.

Sau những va chạm đơn giản, biết được ý định của đối thủ là tìm, tạo cơ hội để soán ngôi, soán danh giang hồ của mình, Lâm đã ‘hành động’ trước.

PV (Người Đưa Tin)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem