Công nghệ đỉnh cao Hộ chiếu vắc xin Covid-19

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 24/12/2021 16:01 PM (GMT+7)
Một công ty khởi nghiệp công nghệ của Thụy Điển cho biết, chip mới của họ có thể được tùy chỉnh cấy ghép dưới da để hiển thị hồ sơ tiêm chủng vắc xin COVID-19 như một cách thuận tiện, nhanh nhất có thể.
Bình luận 0

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID-19, bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra là một đại dịch toàn cầu. Kể từ đó, virus đã chiếm lĩnh thế giới, buộc phải đóng cửa các doanh nghiệp và buộc mọi người phải ở nhà trong nhiều tháng.

Mặc dù các đợt đóng cửa giãn cách xã hội đã được nới lỏng trên toàn thế giới, nhưng đại dịch hiện vẫn đang hoạt động tràn lan, và đang đột biến thành các biến thể mới khó ngăn chặn lây lan hơn như Omicron.

Tuy nhiên, thế giới hiện đã có quyền truy cập vào vắc xin, giúp giảm bớt các triệu chứng của virus chết người và thông tin về tình trạng tiêm chủng vắc-xin được cung cấp dưới dạng giấy hoặc kỹ thuật số được gọi là hộ chiếu COVID-19. Từ đó mà nhiều địa điểm, nhà hàng, quán bar, phòng hòa nhạc và bảo tàng trên khắp nước các quốc gia đang yêu cầu du khách xuất trình tình trạng tiêm chủng để được truy cập. Và giờ đây, công ty khởi nghiệp Epicenter muốn giúp việc trình bày thông tin này trở nên dễ dàng nhất có thể.

Một vi mạch nhỏ cỡ hạt gạo được cấy dưới da của bạn có thể trở thành hộ chiếu vắc xin. Ảnh: @AFP.

Một vi mạch nhỏ cỡ hạt gạo được cấy dưới da của bạn có thể trở thành hộ chiếu vắc xin. Ảnh: @AFP.

Mới đây, công ty công nghệ Epicenter tại Thụy Điển đã giới thiệu loại thiết bị siêu nhỏ cỡ hạt gạo cấy dưới da có thể lưu trữ thông tin tiêm chủng vắc xin Covid-19 của một người. Hannes Sjöblad, giám đốc phụ trách bộ phận chế tạo của Epicenter cho biết, chip vi mạch này có kích thước bằng hạt gạo và hoạt động như một loại hộ chiếu vaccine.

"Cấy ghép là công nghệ rất linh hoạt, có thể được sử dụng với nhiều mục đích. Sẽ hết sức thuận tiện khi có một loại hộ chiếu vaccine Covid-19 có thể truy cập thông qua thiết bị cấy ghép dưới da", Hannes Sjöblad cho hay.

Ở đây, chip vi mạch có kích thước bằng hạt gạo, có thể được nhúng dưới da của một người, dưới cánh tay hoặc giữa ngón trỏ và ngón cái. Sau khi con chip được cấy vào, dữ liệu như hộ chiếu vắc xin có thể được lưu trữ trên đó bằng công nghệ NFC. Và mặc dù hộ chiếu vi mạch kiểu này vẫn chưa sẵn sàng để đưa ra thị trường, nhưng có thể an tâm cho rằng đó là cách chúng sẽ được cấy ghép an toàn.

"Hộ chiếu vắc xin không phải là thứ duy nhất có thể được lưu giữ trên các vi mạch. ID văn phòng, vé xe buýt và tư cách thành viên phòng tập thể dục là tất cả các ví dụ về các sản phẩm chip vi mạch có thể được đưa vào cơ thể".

"Ngay bây giờ, thật thuận tiện khi luôn có hộ chiếu COVID-19 trên thiết bị cấy ghép của bạn. Cũng giống như những con chip khác, chúng sẽ được cấy vào cơ thể thông qua một ống tiêm chuyên dụng đặc biệt cực kỳ an toàn. Ngay lập tức, một vi mạch đã được đưa vào tay bệnh nhân", Hannes Sjöblad nói thêm.

Vi mạch được cấy dưới da có thể là hộ chiếu vắc xin COVID-19. Ảnh: @AFP.

Vi mạch được cấy dưới da có thể là hộ chiếu vắc xin COVID-19. Ảnh: @AFP.

"Cơ thể con người là nền tảng lớn tiếp theo. Chúng tôi đang cập nhật phương thức kết nối cơ thể mình với thế giới kỹ thuật số bằng công nghệ trên quy mô lớn với các thiết bị có thể cấy vào da được. Chắc chắn các thiết bị cấy ghép vào cơ thể chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ sau 5 đến 10 năm nữa", Sjöblad khẳng định.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Patrick Mesterton, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Epicenter cho biết trong một tuyên bố: "Công nghệ này là lợi ích lớn nhất và tôi nghĩ là sự tiện lợi. Về cơ bản, nó thay thế rất nhiều thứ bạn có, các thiết bị liên lạc khác, cho dù đó là thẻ tín dụng hay chìa khóa".

Sản phẩm cấy ghép này của Epicenter sử dụng chuẩn kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn (NFC), cho phép liên kết với các thiết bị có hỗ trợ NFC như điện thoại có thể đọc chúng. Đó là cùng một loại công nghệ được sử dụng trong hầu hết các loại thẻ tín dụng không tiếp xúc và thanh toán di động, Các thiết bị như vậy có thể có một loạt các ứng dụng ngoài thực tế. Ông Sjöblad chỉ ra một ưu điểm nữa của vi mạch cấy vào cơ thể là nó có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi mà không lo hết pin như sử dụng điện thoại.

Công ty Epicenter có trụ sở tại Stockholm cho biết bất kỳ ai chọn cấy vi mạch sau đó đều có thể thay đổi ý định và dễ dàng gỡ bỏ thiết bị. Tuy nhiên, theo thời báo Hour Detroit Magazine: "Chúng không khác với các chip nhận dạng mà bạn cài đặt trên con mèo hoặc con chó của mình. Tính mới của công nghệ này khiến một số người khó chịu đến mức gán cho nó là rùng rợn, hoặc thậm chí là khải huyền. Nhiều phản hồi về thiết kế này là tiêu cực và đầy sự tức giận".

Tuy nhiên, điều này sẽ bị thách thức bởi các nhà lập pháp và các nhóm liên quan nên việc thực hiện nó ngay lập tức sẽ không dễ dàng hơn nhiều. Ảnh: @AFP.

Tuy nhiên, điều này sẽ bị thách thức bởi các nhà lập pháp và các nhóm liên quan nên việc thực hiện nó ngay lập tức sẽ không dễ dàng hơn nhiều. Ảnh: @AFP.

Theo Hour Detroit Magazine, một số người lưu ý rằng việc sử dụng vi mạch không tự nguyện thông qua tiêm chủng là một thuyết âm mưu nổi bật vào năm ngoái. Bởi một cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 5 năm 2020 cho thấy, "44% đảng viên Đảng Cộng hòa nghĩ rằng Bill Gates đang nghiên cứu vắc-xin Covid-19 vì ông ấy muốn cấy vi mạch vào chúng ta và theo dõi chuyển động của chúng ta", tờ New York Daily News đưa tin.

Trong quá khứ, công nghệ tương tự này đã được tìm thấy ở Three Square Market - một công ty công nghệ Mỹ từng cấy chip vào cơ thể nhân viên vào năm 2017. Chip này cho phép nhân viên mở khóa các phòng, trả tiền đồ ăn và nước uống khi mùa đồ trong phòng nghỉ.

Todd Westby- CEO của Three Square Market nói: "Chúng tôi coi công nghệ chip cấy ghép dưới da là bước phát triển tiếp theo trong hệ thống thanh toán, giống như thị trường vi mô đã dần dần thay thế máy bán hàng tự động".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem