Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam, "ông lớn" hiếm hoi hưởng lợi

Theo Thiên Lý Thứ tư, ngày 14/07/2021 16:08 PM (GMT+7)
Thị trường vẫn tiếp tục diễn biến tiêu cực do tâm lý bi quan của nhà đầu tư.
Bình luận 0

Kết phiên giao dịch 14/7, VN-Index giảm 17,63 điểm (1,36%) còn 1.279,91 điểm, HNX-Index tăng 0,05% lên 296,84 điểm, UPCoM-Index giảm 0,94% còn 84,56 điểm.

img

VN-Index giảm 17,63 điểm (1,36%) còn 1.279,91 điểm.

Thanh khoản tiếp tục đạt khá với tổng giá trị giao dịch đạt mức 22.200 tỷ đồng; tương đương với khối lượng khớp lệnh hơn 742 nghìn cổ phiếu.

Tâm lý giao dịch bi quan kéo dài đến hết phiên chiều tuy nhiên đà giảm được thu hẹp một phần sau phiên ATC. Các cổ phiếu vốn hóa lớn như TCB, VPB, VCB, MWG và BCM ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường.

Đà giảm điểm của thị trường đến từ hầu hết các nhóm ngành như ngân hàng, bán lẻ, hóa chất, bất động sản, kim loại, viễn thông... Trong đó, cổ phiếu ngành ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực nhất khi lấy đi 12,7 điểm của VN-Index.

Chiều ngược lại, sắc xanh của SAB, VNM, MSN, VCG, VRE trở thành động lực tăng chính của chỉ số.

img

MSN của Masan tăng 1.200 đồng/cổ phiếu lên mốc 116.200 đồng/cổ phiếu.

Trái ngược hoàn toàn với đà lao dốc của thị trường trong những phiên gần đây, cổ phiếu MSN của Masan hôm nay hồi phục với mức tăng 1.200 đồng/cổ phiếu lên mốc 116.200 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có hơn 1,4 triệu cổ phiếu được nhà đầu tư trao tay.

Ngược dòng với đà giảm của thị trường trong thời gian gần đây, tính từ đầu tháng đến nay MSN vẫn tăng 5,16% giá trị. Còn tính từ đầu năm đến nay, MSN đã tăng hơn 30% giá trị. Hiện nay giá trị vốn hóa của Masan ở mức 141 nghìn tỷ đồng (tương đương 6,1 tỷ USD), cao nhất lịch sử.

img

Dự kiến năm nay số cửa hàng của hệ thống Vinmart vẫn sẽ tăng thêm 300-700.

Có thể nói, trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài suốt hơn 1 năm qua, bán lẻ hiện đại đang được hưởng lợi. Mặc dù các biện pháp phòng, chống dịch bệnh được chính quyền đưa ra khiến nhiều cửa hàng bán lẻ phải tạm thời đóng cửa trong thời gian giãn cách, nhưng các siêu thị, cửa hàng tiện lợi vẫn được mở cửa. Các hệ thống phân phối hiện đại này cũng được yêu cầu tăng năng lực dự trữ và bán hàng để phục vụ người dân. 

Trong những tháng đầu năm, Masan đã tiếp tục đóng các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả theo kế hoạch đã đặt ra từ quý 4/2020, nhưng dự kiến năm nay số cửa hàng vẫn sẽ tăng thêm 300-700 (sau khi trừ các cửa hàng đóng cửa), chủ yếu là tăng các siêu thị mini.

Có thể thấy, hệ thống VinMart sẽ là quân bài giải bài toán "hòa vốn" cho VinCommerce của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Mới đây, VinCommerce cũng triển khai thí điểm hàng chục cửa hàng siêu thị mini theo các mô hình khác nhau nhằm tìm ra công thức cửa hàng phù hợp trước khi tăng tốc mở rộng cửa hàng trở lại. Hơn một nửa trong số các cửa hàng thử nghiệm này ở Hà Nội và phần còn lại ở TPHCM.

Masan đã bắt đầu triển khai rộng rãi mô hình siêu thị mini mới tại Hà Nội và dự kiến sẽ bắt đầu tại TPHCM vào cuối năm 2021. Các cửa hàng mới được đặt mục tiêu hòa vốn EBITDA chỉ sau 6 tháng hoạt động và thu hồi hoàn toàn vốn đầu tư sau 2 năm hoạt động.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem