Theo quy định mới của Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu dược liệu, trong đó có những loại rất quen thuộc như cau, gừng, tiêu, long nhãn, quế,... phải đăng ký xuất khẩu dược liệu.
Trước thông tin phản ánh của doanh nghiệp về việc thời gian xét duyệt mã số vùng trồng, mã số đóng gói còn lâu, đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) khẳng định, việc cấp mã số được Trung Quốc phối hợp, tạo điều kiện ngay cả trong thời gian Covid-19 bùng phát.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả, khó khăn lớn nhất trong việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc là hiện Việt Nam còn tới 7/12 mặt hàng chưa có nghị định thư. Điều này khiến một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như thanh long, xoài, mít khó phát huy hết tiềm năng.
Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), khó khăn, tồn tại trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc hiện nay là tình trạng mạo danh mã số vùng trồng, sử dụng không đúng mã số để xuất khẩu.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có Công văn số 231/BVTV-HTQT về việc thực hiện quy định mới liên quan đến đăng ký xuất khẩu dược
Ngày 2/2, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức Lễ ra mắt và xuất bán lần đầu tiên ra thị trường 2 nhóm sản phẩm mới là: NPK-S vi sinh Lâm Thao và Hữu cơ khoáng vi sinh Lâm Thao.
Sản phẩm mới NPK-S vi sinh Lâm Thao và Hữu cơ khoáng vi sinh Lâm Thao giúp cải tạo đất, tăng độ xốp, mùn, độ phì nhiêu của đất, tạo hệ sinh vật có lợi trong đất, kích thích rễ cây phát triển, nâng cao sức đề kháng của cây trồng trước các loại sâu bệnh. Đặc biệt, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản từ 10-20%.
Gia Lai có thêm 4 mã số vùng trồng chuối An Thinh Khang Farm 1 (xã Ia Kênh, T.P Pleiku), Phuc Tin Farm 1 , 2, 3 (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) và 2 mã cơ sở đóng gói An Thinh Khang Farm 1 (xã Ia Kênh, T.P Pleiku), Phuc Tin Farm 1 (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc.