Cục Phòng vệ Thương mại: Điều tra chống lẩn tránh thuế ngày càng nhiều hơn
Cục Phòng vệ Thương mại: Điều tra chống lẩn tránh thuế ngày càng nhiều hơn
An Linh
Thứ ba, ngày 12/12/2023 18:17 PM (GMT+7)
Theo bà Nguyễn Hằng Nga, Phó trưởng phòng, Phòng Xử lý phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương, các vụ điều tra trước đây tập trung vào chống phá giá, chống trợ cấp, gần đây điều tra chống lẩn tránh thuế ngày càng nhiều hơn.
Tại Tọa đàm "Các giải pháp hạn chế điều tra Phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam"đại diện Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương thông tin một loạt xu hướng trong PVTM liên quan đến hàng hóa Việt Nam.
Theo đó, bà Nga cho rằng, năm 2021, lần đầu tiên mật ong của Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá do Hoa Kỳ tiến hành, mặc dù sản phẩm này bị điều tra năm 2021 và Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) có kết luận cuối năm 2021 và đến giữa năm 2022 DOC áp thuế chính thức với mật ong, thuế sơ bộ là 400%, kết luận cuối cùng đã giảm còn 60%.
Theo bà Nga, ngoài mật ong, cá tra, ba sa và tôm là sản phẩm đầu tiên bị Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá, cho nên từ đó đến nay, hằng năm cá tra, ba sa của Việt Nam đều bị Hoa Kỳ vẫn yêu cầu rà soát để điều tra chống bán phá giá.
Riêng đối với tôm hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam phải trải qua 18 cuộc rà soát lớn, còn cá tra, basa là 19 vụ rà soát.
Đại diện Cục PVTM thông tin, ngày 25/10 vừa qua DOC nhận đơn kiện chống trợ cấp đối với sản phẩm này, ngày 21/11 DOC đã đăng thông báo chính thức điều tra chống bán phá giá với 40 chương trình bị điều tra. Đây là vụ việc khá lớn, được nhiều người quan tâm.
PVTM trong mỗi thời điểm có khác nhau, thời gian gần đây PVTM có xu hướng khá rõ, tôi xin chỉ ra một số xu hướng. Các vụ việc PVTM trước đây chủ yếu tập trung vào chống phá giá, chống trợ cấp tự vệ, nhưng gần đây việc điều tra chống lẩn tránh thuế ngày càng nhiều hơn và Hoa Kỳ là nước điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp tự vệ, chống lẩn tránh thuế nhiều nhất với Việt Nam.
Đơn cử như tổng số có hơn 11 vụ việc điều tra lẩn tránh thuế/ 23 vụ việc điều tra PVTM đối với Việt Nam, đây là xu hướng mà doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý bởi điều tra chống lẩn tránh thuế, chống trợ cấp, chống bán phá giá về quy trình điều tra khác biệt khá nhiều so với cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp thông thường.
Bà Nga cho rằng, hiện các yêu cầu, thách thức cơ quan điều tra cũng rất khác, thế nào là lẩn tránh thuế cũng khác, doanh nghiệp cần trang bị thêm các kiến thức về vụ việc này. "Trong mấy năm gần đây, Hoa Kỳ điều tra liên tục đối với các sản phẩm Việt Nam về lẩn tránh thuế đối với gỗ, pin năng lượng mặt trời và thép. Trong trường hợp đấy, cho phép áp dụng điều tra thuế rất cao từ các nước điều tra gốc như Trung Quốc, Ấn Độ... Những điều này khiến doanh nghiệp Việt Nam phải cảnh giác, tránh tiếp tay cho các hành vi gian lận thuế".
Ngoài ra, xu hướng điều tra đối với PVTM Việt Nam ngày càng mở rộng, trước đây chủ yếu là Hoa Kỳ, EU, các nước đang phát triển. Nhưng gần đây, các nước đang phát triển, có FTA với Việt Nam điều tra ngày càng nhiều hơn như ASEAN, hay nước có tham gia CPTPP như Mehico, hai năm trở lại đây, nước này cũng đã tiến hành 2 cuộc điều tra về sản phẩm thép của Việt Nam, dự kiến năm 2024 có thể sẽ tiến hành các cuộc điều tra nữa. Đây là xu hướng doanh nghiệp Việt Nam lưu ý.
Theo bà Nga, phạm vi điều tra rộng hơn, các vụ việc chống trợ cấp trước đây, các vụ việc điều tra cơ bản, truyền thống như các vụ việc về ưu đãi thuê đất, trợ cấp thuế. Nhưng năm 2020, Hoa Kỳ lần đầu tiên đưa vấn đề định giá thấp tiền tệ vào chương trình điều tra trợ cấp thuế, điều này làm gia tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp Việt Nam để chứng minh các chương trình này không phải trợ cấp thuế.
Đại diện Cục PVTM cho rằng, tháng 5/2023, Hoa Kỳ đưa ra dự thảo Luật sửa đổi quy định về Phòng vệ Thương mại nhằm thực thi hiệu quả các biện pháp chống bán phá giá mới. Trong đó họ đưa ra ba vấn đề như tăng cường áp dụng điều tra tình hình thị trường đặc biệt trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá, tình hình thị trường đặc biệt sẽ cho phép Hoa Kỳ họ áp dụng các biện pháp áp thuế các thị trường họ đang điều tra.
Thứ hai là họ cho phép áp dụng biện pháp trợ cấp xuyên quốc gia, một điểm khiến các vụ việc kiện trợ cấp tại Việt Nam phức tạp hơn, việc sử dụng nước thay thế trong rà soát cũng khó định đoán hơn bởi Hoa Kỳ không chấp nhân nước thay thế mà yếu về lao động, môi trường.
Bà Nga nêu ví dụ, trong vụ việc gần đây nhất đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ từ chối việc giá trị thay thế từ Malaysia về vấn đề lao động cưỡng bức. Họ cũng thắt chặt vấn đề lao động, đây là vấn đề mà Việt Nam cần lưu ý.
Bà này cho rằng, xu hướng điều tra cũng khắt khe hơn, thủ tục điều tra ít khi gia hạn, việc yêu cầu hợp tác cũng khắt khe hơn, nếu doanh nghiệp không hợp tác, trả lời thông tin khiến rối loạn, không trung thực.. Hoa Kỳ cũng cho rằng đó là không hợp tác áp đặt thuế cao hơn.
"Cuối cùng, chúng tôi nhấn mạnh là biên độ thuế chống bán phá giá hiện nay rất cao là do vấn đề chi phí thị trường, hiện Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh yêu cầu Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt Nam, từ đó giảm thiểu mức thuế cao cho doanh nghiệp Việt Nam trước các kết luận điều tra phòng vệ", đại diện Cục PVTM cho hay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.