Rằm tháng 7 là một trong những lễ trọng trong quan niệm của người Việt. Song, hầu hết mọi nhà đều không cúng Thổ công, Gia tiên, ông bà vào chính ngày Rằm. Ngược lại, mọi người thường cúng trước ngày chính Rằm khoảng 1 tuần hoặc trước vài ngày.
Lý do là ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là ngày Vu lan báo hiếu, Rằm tháng 7 âm lịch cũng là ngày lễ cúng cô hồn, xá tội vong nhân.
Họ cũng sẽ phân chia rạch ròi 2 lễ cúng quan trọng là lễ Vu lan và lễ cúng cô hồn. Nếu như, lễ Vu lan là lễ cầu siêu cho ông bà, bố mẹ, người thân đã khuất thì lễ cúng cô hồn sẽ bố thí cho những vong hồn không ai thờ nhằm làm phúc. Vì thế tuyệt đối không được nhầm 2 lễ này với nhau.
Chính vì vậy, người Việt Nam quan niệm cúng Rằm tháng 7 vào chính ngày sẽ không tốt.
Mọi người thường soạn sửa lễ cúng Thổ công, Gia tiên, ông bà và cúng Rằm tháng 7 trước vài ngày. Thậm chí, trước ngày 10/7 âm lịch đến trước ngày chính Rằm các gia đình cúng xong cũng thường hóa vàng mã trước.
Họ tin rằng. Rằm tháng 7 Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày mọi vong hồn kể cả tội lỗi, qủy dữ, dạ soa đều được thả ra. Nếu cúng các cụ vào đúng ngày này sẽ bị các vong linh phá phách, rước thêm âm binh vào nhà mình. Đồng thời, người thân, tổ tiên của họ ở thế giới bên kia có thể sẽ không nhận được những đồ cúng tế.
Như vậy, tùy từng gia đình, từng địa phương mà lễ cúng Rằm tháng 7 sẽ bắt đầu từ ngày mùng 2 cho tới trước 12h trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, tháng 7 này còn có lễ Vu Lan báo hiếu. Vì vậy nên làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước rồi mới cúng cô hồn.
Văn khấn chúng sinh (cúng cô hồn) theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin)
*Lưu ý: Khấn ngoài trời
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.