Sau khi Pháp đầu hàng Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, quân Nhật ào ào kéo vào Đông Dương để tiếp quản vùng thuộc địa này, trong khi quân đồn trú Pháp ở Đông Dương nhanh chóng buông súng quy hàng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuộc "chuyển giao quyền lực" giữa Pháp và Nhật diễn ra nhanh chóng, không có một cuộc đụng độ quy mô lớn nào xảy ra giữa hai đế quốc này trên bán đảo Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dân Tộc Việt Nam lại một lần nữa bị xâm lược, lần này là do những người Nhật tới từ Đông Á. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do không có đủ quân số và không muốn làm xáo trộn chính quyền, quân đội Nhật đã sử dụng bộ máy hành chính mà Pháp dày công xây dựng cùng với nhà nước phong kiến bù nhìn ở nước ta khi đó để tiếp tục cai trị Việt Nam cũng như Lào và Campuchia. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lính Pháp đầu hàng quân phát xít Nhật ở một khu vực gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong năm 1940. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nhật chỉ mất chưa tới 4 ngày để tràn quân vào Việt Nam từ hướng biển Đông và Trung Quốc, sau đó quân Nhật tiếp tục tràn ngập khắp Đông Dương nhờ sự "hợp tác" của quân Pháp đồn trú tại đây. Ảnh: Lính Nhật tụ tập ở Đông Đăng, Lạng Sơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quân Nhật hạ cờ Pháp, treo cờ Đế quốc Nhật ở Hà Nội. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lúc này tại Đông Dương, quân Pháp có khoảng 32.000 quân cùng với 17.000 lính thợ. Sau khi mặc cả với Nhật, Pháp quyết định chuyển tới Đông Dương thêm 4000 quân từ Djibouti để đủ quân quản lý toàn bộ Đông Dương cho Nhật rảnh tay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quân đội Nhật tiến vào Thủ đô Hà Nội nhận được sự chào đón của quân đội Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuyến đường Lạng Sơn - Hà Nội trở thành tuyến giao thông huyết mạch trên bộ nối Hà Nội với Trung Quốc được Nhật tận dụng hết công suất cho việc đưa quân vào Đông Dương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lính Nhật hành quân qua Đồng Đăng, Lạng Sơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hải Phòng và Hà Nội khi này là hai thành phố lớn và sầm uất bậc nhất Đông Dương. Ảnh: Quân Nhật theo đường quốc lộ 5 tràn vào Hải Phòng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lính Pháp nhanh chóng đầu hàng khi Nhật tiến vào Đông Dương, mãi tới khi nước Pháp được giải phóng, quân Pháp ở Đông Dương mới bắt đầu cầm súng đứng lên chống lại người Nhật. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một tờ truyền đơn của quân Đồng Minh rải ở Đông Dương kêu gọi lính Nhật đầu hàng. Tờ truyền đơn có nội dung "Nước Nhật đã đầu hàng, mọi điều khoản của Đồng minh đã được đáp ứng, Nhật Hoàng đã ban lệnh dừng mọi sự kháng cự của lính Nhật ở khắp nơi" được viết bằng năm thứ tiếng khác nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuấn Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.