-
Tết đã tràn về khắp các con ngõ nhỏ, miên man lòng người những nỗi niềm khó tả. Năm nay, tôi bắt đầu sợ Tết, lại chỉ muốn bỏ xa thành phố mà về quê sống ngày một ngày hai. Và không biết tự lúc nào, những mảng ký ức về bếp lửa của bà đêm giao thừa năm ấy đã khỏa lấp cả nỗi thương, nỗi nhớ trong tôi.
-
Đây là những vần thơ, những rung động của tôi mỗi dịp Tết đến Xuân về.
-
Tháng 12 đến tự bao giờ, cơn mưa nhỏ trốn trong kẽ lá bỗng ào xuống mát lạnh, không phải cái lạnh se sắt hôm nào, nhưng cũng đủ làm tôi nhớ những ngày Đông năm xưa đến nao lòng. Mỗi cái tết đi qua, trong tôi lại trào dâng nhiều cảm xúc, để lại nhiều kỷ niệm vui, buồn. Nhưng có lẽ cái tết làm tôi nhớ nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong đời tôi cho đến bây giờ đó là cái tết năm 2000.
-
Ngày trước, mỗi dịp cuối năm người ta lại chuẩn bị dựng đu. Đó là một hình ảnh quen thuộc mỗi dịp Tết đến, xuân sang, bởi lẽ đánh đu là một trò chơi dân dã, vui tươi của người dân ở nông thôn. Làng nào cũng cố gắng dựng cho mình một chiếc đu thật đẹp, thật ưng ý, để không thua kém làng bên cạnh. Chiếc đu là thứ tiêu khiển trong những ngày Tết, là nơi giúp người ta xả đi nhưng vất vả, lo toan, ưu phiền của năm cũ.
-
Ngày 30/4/1975, gia đình tôi từ Sài Gòn hồi hương về Lộ Tẻ Ba xe, tức lộ Vòng Cung, thuộc huyện Ô Môn, tỉnh Hậu Giang lúc bấy giờ. Lúc này lộ Vòng Cung còn thưa thớt, hoang vắng lắm.
-
Hồi đó chưa có trò chơi điện tử cho con nít, cũng không có tour du lịch dài ngày cho người lớn, nhưng xóm vùng ven tôi cũng có cách chơi tết thật là rôm rả.
-
Không biết tự bao giờ, câu dân gian truyền miệng “Cu kêu ba tiếng cu kêu, Hăm ba tháng chạp dựng nêu ăn chè” vẫn luôn nằm trong ký ức những người đã từng được sống trong cái thời thanh bình trong luỹ tre xanh với cánh đồng cò bay thẳng cánh.
-
Ông nội nói, hồi xưa nhà nghèo, trường xa, thầy ít nên lên khi lên sáu thay gì đến lớp học chữ, thì nội ra đồng học... chăn trâu. Thời đó, người dân quê nghĩ rằng, đầu tư học nghề chăn trâu là thu hồi vốn luyến ngay. Còn học chữ thì mịt mờ không biết đâu là bời lời và lỗ. Vậy nên đời ông nội có “mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết ... trâu (thay vì là Tết thầy)”.
-
Tết là những ký ức dài nối tiếp nhau, mà người ta không bao giờ quên được, nó đi song song suốt cuộc đời của mỗi con người. Mỗi năm tết đều hằn lên suy nghĩ, tạo ra sự nhớ nhung pha một chút tiếc nuối. Với tôi, tết là gia đình, tết là cả một nền nếp tôi luôn nhớ tới rồi làm theo suốt cuộc đời mình.
-
Năm nay, chỉ còn vài ngày nữa là đến tết rồi. Mà tết này, Đắk Nông mình lạnh quá, đứng trước gió với một màu trắng tinh khôi, hương thơm nhẹ nhàng bát ngát của hoa cafe lại làm tôi xao xuyến, đâu đó cái dư vị quen thuộc hiển hiện trong tôi là nỗi nhớ màu trắng hoa mơ, với cái vị chua nhằng nhặng của mơ non, của tuổi thơ xóm nghèo.