Phần lớn các vụ chập cháy liên quan đến công nghệ di động đều từ sai sót kỹ thuật trong viên pin, bo mạch chủ hoặc từ "củ" sạc, làm đoản mạch gây phù pin, tụ điện, chập, thậm chí dẫn đến cháy nổ.
Mới đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) đã cho công bố thế hệ pin lithium-ion mới an toàn hơn với khả năng tự ngắt điện khi nhiệt độ tăng cao. Điều này được cho là có thể làm giảm bớt các vụ cháy nổ do quá nhiệt trên các thiết bị sử dụng loại pin này.
Các phân tử dẫn điện trong các pin lithium-ion tương lai sẽ được nhúng trong lớp film co giãn để có thể ngắt dòng điện khi nhiệt độ tăng cao.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã mạ lên các phân tử Ni (Nickel) dẫn điện một lớp sứ graphene, sau đó nhúng chúng trong một lớp film nhựa PE co giản được. Lớp film sẽ được gắn vào một trong hai điện cực của pin.
Nhờ khả năng co giãn của lớp phim, khi pin quá nóng, các phân tử dẫn điện được kéo xa ra nhau tao một khoảng cách phân tử khiến dòng điện không thể qua được. Khi nhiệt độ giảm xuống 70 độ C, lớp film co lại, pin hoạt động bình thường. Đáng chú ý, việc nhiệt độ ngắt điện cho pin có thể được được điều chỉnh bằng cách thêm hoặc bớt lượng phân tử Ni trong lớp nhựa.
Trước đó, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cũng từng cảnh báo pin lithium-ion (loại pin thường được dùng trong smartphone, máy ảnh, pin sạc dự phòng,...) có nguy cơ bắt lửa và dẫn cháy trong khoang chứa hàng của máy bay. Do đó, FAA đang yêu cầu các hãng hàng không phải cấm hành khách đặt pin dự phòng trong hành lý ký gửi của mình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.