Những ngày đầu khởi nghiệp, ông Lương đã mạnh dạn vay vốn, biến 3ha vùng rừng đước, tràm ven biển ở Thạch Hải thành nơi thả lợn.
Từ số lượng khoảng vài chục con, chỉ trong thời gian chưa đầy một năm, đàn lợn đã tăng lên hơn 100 con, có giá trị hơn 1 tỷ đồng.
Phần lớn diện tích này trong quy hoạch của mỏ sắt, hoang hóa nhiều năm liền, đất đai toàn mọc lên cây cỏ dại.
Ông Lương cho biết, ban đầu đưa giống lợn về thả nhiều người đã chê cười và cho rằng việc đầu tư chăn nuôi này là gàn dở.
Đàn lợn tung tăng đi kiếm ăn khắp cánh đồng đước.
Sau nhiều năm đưa lợn vê thả, đến nay số lượng con trên đạt lên đến hàng trăm con.
“Vốn đầu tư ban đầu là 800 triệu. Mỗi con lợn đạt khoảng 50kg sẽ xuất chuồng, đa phần thương lái và các nhà hàng đến tự đặt mua”, ông Lương cho biết.
Cách nhân đàn cũng bằng phương pháp truyền thống, để những chú lợn giống lấy đực từ trong đàn và sinh đẻ trong cánh rừng tràm, hoàn toàn tự nhiên.
Đàn lợn được nuôi tự nhiên, không phải tốn nhiều công sức để chăm sóc, sau gần 10 tháng có thể xuất bán. Mỗi năm anh Lương cho xuất bán từ 3-4 tấn lợn.
Với giá thành hiện nay khoảng 160 nghìn đồng/kg, anh Lương thu về hàng trăm triệu đồng.
Lợn được thả tự do trong rừng, chỉ đến tối chủ mới lùa về chuồng ngủ.
Những con lợn nhỏ mới được vài tuần tuổi được mẹ dẫn ra bãi đất kiếm ăn.
“Việc đưa giống lợn rừng về nuôi ở đây không những là cách chăn nuôi mới để phát triển kinh tế mà theo ông Lương thì mục đích của việc chăn nuôi này còn để bảo vệ nguồn Gen của động vật hoang dã ở Hà Tĩnh đang ngày bị cạn kiệt.”, ông Lương cho hay.
Thông thường, những con lợn nái đến thời kỳ đẻ con chúng đã tự làm ổ và ở lại sinh trong rừng.
Sau khi sinh xong, chúng tự chăm sóc cho các con của mình đến khi tự đi kiếm ăn.
Ông Lương xây dựng chỗ ngủ cho lợn khi đêm xuống.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.