Theo chân thợ săn Hà Tĩnh săn loài côn trùng "phiêu lưu ký" về chế đặc sản khoái khẩu

Tập Thỏa Thứ sáu, ngày 07/10/2022 06:16 AM (GMT+7)
Vào thời điểm 8-10 (âm lịch), dế mèn bắt đầu vào mùa sinh sản, người dân xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn, đi bắt dế về chế biến làm thực phẩm, hoặc đem bán 2.000 đồng một con.
Bình luận 0

Clip: Người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) vào mùa săn dế mèn.

Hà Tĩnh: Về với người dân miền núi, để xem người dân "săn" dế mèn - Ảnh 2.

Để săn được chú dế mèn béo ngậy, "thợ săn" phải chuẩn bị can đựng nước.

Hà Tĩnh: Về với người dân miền núi, để xem người dân "săn" dế mèn - Ảnh 3.

Khi dế mèn đào tổ sẽ xuất hiện 1 ụ đất nhỏ, đây là phần đất mà chúng lấy từ hang ra. Sau khi đào xong tổ, dế mèn ở trong hang, lấp miệng tổ lại để tránh sự phát hiện của kẻ thù. Ban ngày hầu như chúng không ra ngoài, đêm dế mèn ra ngoài kiếm ăn, khi trở về sẽ lấp tổ lại như ban đầu.

Hà Tĩnh: Về với người dân miền núi, để xem người dân "săn" dế mèn - Ảnh 4.

Xác định được tổ dế mèn, các "thợ săn" dùng tay đẩy lớp đất phía trên để lộ rõ miệng hang. Đồng thời lấy ngón tay xem hướng tổ, người còn lại dùng xẻng để sẵn ở trước đó đổ nước vào.

Hà Tĩnh: Về với người dân miền núi, để xem người dân "săn" dế mèn - Ảnh 5.

Dế mèn không chịu được nước sẽ liên tục gáy lớn, bò ra miệng hang. Công việc bắt dế mèn cần sự khéo léo, phối hợp ăn ý giữa 2 người. Người đổ nước sẽ cẩn thận quan sát, khi xác định dế mèn bò ra ngoài thì ra hiệu cho người cầm xẻng nhanh chóng chắn xuống để chặn lối thoát.

Hà Tĩnh: Về với người dân miền núi, để xem người dân "săn" dế mèn - Ảnh 6.

Theo anh Hồ Quang Chiến (một thợ săn có kinh nghiệm nhiều năm săn dế mèn trú tại xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) cho hay: Người cầm xẻng sẽ bẩy phần đất kia lên, người còn lại khéo léo chụp dế mèn. Nếu chậm tay dế mèn sẽ nhảy đi mất, không cẩn thận dế mèn cắn vào tay người chụp hoặc mạnh tay con dế mèn sẽ chết.

Hà Tĩnh: Về với người dân miền núi, để xem người dân "săn" dế mèn - Ảnh 7.

Dế mèn rất thông minh, khi đào hang chúng sẽ đào thành 2 ngách (gốm ngách chính và ngách phụ). Thường thì chúng ở ngách chính nhưng khi gặp nguy hiểm sẽ lẩn trốn sang ngách phụ. Nếu người đào dế không có kinh nghiệm sẽ không phát hiện được ra dế đang lẩn trốn ở ngách nào.

Hà Tĩnh: Về với người dân miền núi, để xem người dân "săn" dế mèn - Ảnh 8.

Dế mèn trống với cơ thể to, có xoáy trên lưng. Dế mèn cái có cánh dài, suôn mượt và bụng lớn chứa trứng. Sau khi chế biến, dế mèn cái sẽ có mùi vị béo, ngậy hơn dế đực.

Hà Tĩnh: Về với người dân miền núi, để xem người dân "săn" dế mèn - Ảnh 9.

Hàng năm, cứ đến tháng 8-10 (âm lịch) là mùa sinh sản của dế mèn. Con đực phát ra tiếng kêu để thu hút con cái nên nếu đi đào dế mùa này, ta sẽ bắt được 2 con dế mèn cùng 1 hang.

Hà Tĩnh: Về với người dân miền núi, để xem người dân "săn" dế mèn - Ảnh 10.

Anh Hồ Quang Chiến tâm sự: Nói đến dế mèn gắn liền với tuổi thơ. Ngày trước, đám trẻ chúng tôi buổi sáng đi học trên lớp, chiều về đi chăn bò, cùng nhau đào dế mèn nướng ăn. Mùi vị dế mèn nướng ngon đến lạ kỳ, khiến tôi không bao giờ quên. Đến nay đã trưởng thành, lập gia đình nhưng mỗi lần về quê tôi cùng bạn bè cũng rủ nhau ra bãi đất để đào dế mèn ôn lại kỷ niệm.

Hà Tĩnh: Về với người dân miền núi, để xem người dân "săn" dế mèn - Ảnh 11.

Bố con anh Chiến sơ chế dế mèn trước khi chế biến.

Hà Tĩnh: Về với người dân miền núi, để xem người dân "săn" dế mèn - Ảnh 12.

Dế mèn trở thành món khoái khẩu của người dân Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh: Về với người dân miền núi, để xem người dân "săn" dế mèn - Ảnh 13.

Những con dế mèn cái có vị béo ngậy, con đực thì thịt nhiều ăn có vị bùi. Vào mùa dế mèn sinh sản, trong mâm cơm các gia đình ở xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn luôn có đĩa dế mèn thơm, giòn.


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem