“Đại cải tổ” bộ máy, nhân sự ở Bộ có nhiều dự án nghìn tỷ "đắp chiếu"

Phi Long Thứ hai, ngày 07/05/2018 07:00 AM (GMT+7)
Được cho là Bộ đi đầu trong việc sắp xếp lại bộ máy, nhân sự so với các bộ ngành khác nhưng nhiều chuyên gia đánh giá dấu ấn để lại từ cuộc “đại phẫu” này thì vẫn còn mờ nhạt.  
Bình luận 0

img

“Đại cải tổ” bộ máy và nhân sự ở Bộ Công Thương để lại dấu ấn gì? (Ảnh: IT)

Xóa bỏ 5 đơn vị

Hội nghị T.Ư 7 (diễn ra từ ngày 7.5) được đánh giá là Hội nghị cực kỳ quan trọng, trong đó có những vấn đề chính như công tác cán bộ, cải cách tiền lương và đặc biệt là về công tác nhân sự. Nhìn lại những nhiệm vụ này, Bộ Công Thương đã và đang được cho là đơn vị dẫn đầu cả về “đại cải tổ” bộ máy, nhân sự và cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh “cởi trói” cho doanh nghiệp.

Ngày 18.8.2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định số 98/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ngành của Bộ Công Thương. Theo đó, Bộ Công Thương là bộ đầu tiên triển khai sắp xếp lại bộ máy, thu gọn từ 35 đơn vị xuống còn 30 đơn vị.

Điểm đáng chú ý trong nghị định 98 của Chính phủ là các đơn vị hành chính, sự nghiệp trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương được sắp xếp, thu gọn từ 35 đơn vị xuống còn 30 đơn vị, gồm: Vụ Kế hoạch; Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp; Vụ Khoa học và Công nghệ; Vụ Thị trường châu Á - châu Phi; Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ; Vụ Chính sách thương mại đa biên; Vụ Thị trường trong nước; Vụ Dầu khí và Than; Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Thanh tra Bộ; Văn phòng Bộ; Tổng cục Quản lý thị trường; Cục Công tác phía Nam; Cục Điều tiết điện lực; Cục Công nghiệp; Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng; Cục Phòng vệ thương mại; Cục Xúc tiến thương mại; Cục Công Thương địa phương; Cục Xuất nhập khẩu; Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Cục Hóa chất; Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương. Báo Công Thương; Tạp chí Công Thương,Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.

Trước đó, ngày 7.9.2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có Quyết định số 3628 về việc điều động và bổ nhiệm ông Trần Quang Huy giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

Theo đó, ông Trần Quang Huy thôi vị trí đương nhiệm - Vụ trưởng Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á  - để giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ kể từ ngày 7.9.2016.

Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã có một số thay đổi về nhân sự khá quan trọng như: Ông Trần Hữu Linh, nguyên Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và CNTT được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Bộ Công Thương; Ông Dương Duy Hưng từng là Phó Chánh văn phòng Bộ Công Thương được điều chuyển sang Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước và mới đây tiếp tục được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Kế hoạch; Ông Lê Triệu Dũng – Phó Vụ trưởng vụ Chính sách thương mại đa biên làm trợ lý Bộ trưởng, Phó Chánh văn phòng Bộ Công Thương.

Trao đổi với Dân Việt về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Nam – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, là một trong những cán bộ từng làm việc trong ngành công thương từng cho rằng: Việc cải tổ bộ máy, tinh giản biên chế đáng ra phải làm lâu rồi, vì bộ máy nhà nước đã phình quá to. “Việc tinh giản phải thực chất, làm cho bộ máy được kiện toàn và vững mạnh hơn, còn hiện tại mới chỉ là nhập vào chứ không phải trên cơ sở xác định lại chức năng nhiệm vụ, xác định lại biên chế rõ ràng nên nhân sự không có thay đổi nhiều. Theo tôi thì mới chỉ bớt được mấy ghế phó cục, vụ, viện mà thôi”, ông Nam nói.

Cùng chung nhận định trên, ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) cho biết: “Cải tổ như Bộ Công Thương đang triển khai là đúng hướng như theo tôi chưa ăn thua, mới cắt 5 cục, vụ, viện. Giờ Bộ Công Thương có nhiều đơn vị sự nghiệp như viện, trường học, tiêu tốn ngân sách như thế nào cũng cần phải được rà soát lại. Ngoài ra, khối doanh nghiệp của Bộ Công Thương quản lý cũng còn lớn”.

img

Các chuyên gia cho rằng, đã có hàng loạt nhân sự được sắp xếp lại ở Bộ Công Thương nhưng dấu ấn đề lại thì chưa có gì đặc biệt (Ảnh: IT)

Có dám đụng đến "con ông, cháu cha"?

 Tiếp tục có những sắp xếp lại nhân sự, ngày 3.1, Bộ trưởng Bộ Công Thương lai có quyết định điều động hàng loạt các nhân sự chủ chốt khác ở bộ này.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có quyết định điều động nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu; phụ trách Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ Đặng Hoàng Hải giữ chức Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số;

Điều động nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp; Phó Viện trưởng, Hàm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương Nguyễn Anh Sơn giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Điều động và bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Tạ Hoàng Linh giữ chức Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ;

Điều động Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Lâm Giang giữ chức Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tiết kiệm năng lượng (TKNL) và Phát triển bền vững;

 Các chuyên gia cho rằng, phải thừa nhận, trước khi Bộ Công Thương triển khai  kiện toàn cấu trúc, tinh giản bộ máy thì vấn đề nhân sự ở bộ này được cho là có quá nhiều “lùm xùm nhất”. Cụ thể là các trường hợp của Vũ Quang Hải, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, Vũ Đình Duy...Tuy nhiên, hàng loạt “cải tổ” cho đến nay vẫn chưa thấy có dấu ấn gì từ những nhân sự mới được bố trí, sắp xếp.

Điều động và bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ TKNL và Phát triển bền vững Đặng Huy Cường giữ chức Thành viên HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

Điều động ông Chu Thắng Trung, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương; Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc hết nhiệm kỳ công tác về nhận nhiệm vụ tại Cục Phòng vệ thương mại và giữ chức Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại.

Điều động ông Vũ Hùng Sơn, Hàm Phó Vụ trưởng, Văn phòng Bộ nhận công tác tại Cục Quản lý thị trường và bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng.

Cử ông Vũ Hùng Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường đến nhận công tác biệt phái tại Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Cử Phó Chánh Văn phòng Bộ Phạm Như Diễm là Kiểm soát viên phụ trách chung tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;

Cử ông Nguyễn Văn Luyện, Trưởng phòng Cục Công Thương địa phương là Kiểm soát viên tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;

Cử Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thị Thu Hà là Kiểm soát viên phụ trách chung tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam;

Cử nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thăm dò Khai thác Dầu khí, Tổng cục năng lượng Nguyễn Mạnh Hùng là Kiểm soát viên phụ trách chung tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chia sẻ với các nhân sự được sắp xếp rằng: “Không thể làm việc theo thói quen cũ. Trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi người đứng đầu có quan điểm thống nhất, ý thức trách nhiệm rất cao, có động lực, định hướng trong nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách; tiếp cận xu thế mới; tiếp cận quan điểm chỉ đạo của nhà nước. Các cán bộ cần nỗ lực cao nhất theo đúng tinh thần kiến tạo, phục vụ”.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng đã cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để lãnh đạo các đơn vị mới được bổ nhiệm phát huy tối đa năng lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó Chủ tịch VAFI cho rằng: Xét ở góc độ hành chính, cải tổ lần này của Bộ Công Thương như công bố là có giảm bớt đầu mối nhưng quan trọng là bổ nhiệm người như thế nào. Bộ máy tinh gọn nhưng nhân sự phải “khỏe”, còn nếu nhân sự vẫn yếu kém thì hoạt động vẫn không hiệu quả.

“Đặc biệt là việc cải tổ có dám “đụng chạm” đến những cán bộ “con ông, cháu cha” hay không? Tôi được biết, ở Mỹ và một số nước có Luật chống gia đình trị. Do đó Chính phủ, Quốc hội cũng nên tính tới vấn đề này trong thời kỳ hội nhập để các bộ, ngành, địa phương có căn cứ trong công tác sắp xếp, bố trí nhân sự”, ông Hải nói. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem