Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 1,69 điểm (0,22%) lên 764,16 điểm; UPCom-Index tăng 0,14% lên 51,98 điểm và chỉ có HNX-Index giảm nhẹ 0,34% xuống 105,36 điểm.
VN-Index đóng cửa tăng 1,69 điểm (0,22%) lên 764,16 điểm.
Thanh khoản thị trường tiếp tục suy yếu khi chỉ đạt hơn 3.800 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng hơn 250 triệu cổ phiếu.
Về giao dịch khối ngoại, họ tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị 132 tỷ đồng. Lực bán tập trung vào một số cổ phiếu như HPG (23,73 tỷ đồng), STB (22,5 tỷ đồng), NVL (15,7 tỷ đồng)…
Toàn sàn có 284 mã tăng, 263 mã giảm và 1002 mã đứng giá.
VNM, GAS, VIC là bộ 3 cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho thị trường khi mang lại cho VN-Index lần lượt 1,48; 0,9 và 0,8 điểm. Ở chiều ngược lại VHM, VCB và SAB khá tiêu cưc khi góp phần lấy đi của thị trường lần lượt 1,1; 0,6 và 0,5 điểm.
Một số cổ phiếu bất động sản và xây dựng có mức tăng khá tốt như KBC tăng 4,5%, FCN tăng 4%...
Ở chiều ngược lại, VJC giảm 2,4% xuống 111.500 đồng/cp, SAB giảm 2,1%, VHM giảm 2%, MSN, VCB, PNJ… đều giảm giá.
Cụ thể trong đó, cổ phiếu VJC cũng vừa có một phiên giao dịch khá ảm đạm khi liên tục đỏ sàn. Chốt phiên, mã này giảm 2.800 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,45%) về mốc 111.500 đồng/cổ phiếu.
Những phiên giao dịch gần đây, VJC liên tục giằng co, tính chung qua 1 tuần mã này mất 1,76% giá trị. Tuy vậy, 1 tháng trở lại đây mã này đã hồi phục khá tốt khi tăng tới 11,61%.
So với phiên giao dịch thấp kỉ lục vào ngày 23/3 vừa qua (ở mốc 95.800 đồng/cổ phiếu), sự hồi phục trở lại của “ông lớn” hàng không này được cho là khá tốt.
Được biết, CTCP Hàng không Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020 với doanh thu hợp nhất 7,222 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước và lỗ sau thuế hợp nhất 989 tỷ đồng.
Quý 1/2020 Vietjet khai thác 29,401 chuyến bay, chuyên chở gần 4.5 triệu lượt khách.
Quý 1/2020 cũng là giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Vietjet khai thác 29,401 chuyến bay, chuyên chở gần 4.5 triệu lượt khách, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước.
Kết thúc quý 1/2020, trong bối cảnh đại dịch, hãng hàng không Vietjet ghi nhận mức doanh thu vận tải hàng không đạt 7,222 tỷ đồng, giảm 29.6% so với cùng kỳ năm trước và lỗ 989 tỷ đồng.
Trong quý 1/2020, Vietjet điều chỉnh kế hoạch nhận tàu bay nên không phát sinh doanh thu, lợi nhuận chuyển giao, sở hữu và thuê tàu bay. Tiền mặt cuối kỳ ở mức 2,452 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên từ khi niêm yết, Công ty có một quý hoạt động lỗ. Mức lỗ này thấp hơn dự kiến của Ban lãnh đạo công ty và ở mức tích cực so với toàn ngành hàng không. Các kết quả này dựa trên nền tảng tài chính vững của công ty đã được tích luỹ trong giai đoạn trước đó.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Vietjet bắt đầu tự phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Nội Bài để khai thác, tăng doanh thu phụ trợ tại sân bay. Trong giai đoạn dịch Covid-19, Vietjet cũng cung cấp các giải pháp vận chuyển hàng hóa bằng đường không đa dạng, nhằm mang tới nguồn doanh thu mới và ổn định.
Vietjet đã đàm phán thành công với các đối tác cho vay về việc giãn các khoản phải trả từ 3-12 tháng. Vietjet cũng triển khai các biện pháp cắt giảm và tối ưu chi phí hoạt động bình quân giảm 35% - 40% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 5/2020, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19 trong nước, các kế hoạch bay nội địa của Vietjet đã bắt đầu trở lại. Khi đại dịch được kiểm soát, ngành hàng không, nhất là những hãng hàng không có nội lực và quản trị tốt, sẽ hồi phục đầu tiên sau khủng hoảng, đóng vai trò động lực cho thúc đẩy, phục hồi tăng trưởng kinh tế và đầu tư cho các quốc gia và thế giới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.