Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 6,99 điểm (0,78%) lên 907,94 điểm; HNX-Index tăng 1,07% lên 130,58 điểm và UPCom-Index tăng 0,25% lên 60,74 điểm.
VN-Index tăng 6,99 điểm (0,78%) lên 907,94 điểm
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 9.451 tỷ đồng.
Toàn sàn có 310 mã tăng điểm cùng 47 mã tăng trần. Trong khi đó số mã giảm cũng tương đương với 323 mã giảm điểm và 28 mã giảm sàn.
Các cổ phiếu lớn như BVH, MSN, VIC, VNM, VJC, VRE, PNJ, MWG,…vẫn duy trì đà tăng khá tốt giúp sắc xanh thị trường được củng cố.
Trong khi đó, một số nhóm ngành như chứng khoán, bất động sản, xây dựng, khu công nghiệp, hạ tầng, vật liệu xây dựng có xu hướng bị chốt lời với nhiều cổ phiếu đóng cửa giảm điểm.
Trong phiên này, 2 ông lớn VIC và VNM đứng top đầu tác động tích cực nhất tới thị trường khi mang lại cho VN-Index 1,9 và 1,8 điểm. Ở chiều ngược lại, BID và BCM tác động tiêu cực nhất khi lấy đi của thị trường 0,22 và 0,05 điểm.
MWG tăng mạnh 3.900 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,13%) lên mốc 98.400 đồng.
Cổ phiếu MWG của CTCP Thế Giới Di Động hôm nay cũng đứng top 3 tác động tích cực nhất tới VN-Index. Chốt phiên, MWG tăng mạnh 3.900 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,13%) lên mốc 98.400 đồng.
Toàn phiên có khối lượng giao dịch khá tốt với hơn 2,1 triêu cổ phiếu được khớp lệnh.
Hiện cổ phiếu của đại gia Nam Định Nguyễn Đức Tài đang trên đà tăng khá tốt khi tính chung qua 1 tuần tăng 5,35%. Con số tăng qua mức tháng ấn tượng hơn với 20,44% giá trị.
Thế giới Di động đặt mục tiêu mở 300 cửa hàng điện máy siêu nhỏ vào cuối năm nay
Được biết, liên quan tới mã này, Thế giới Di động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài vừa công bố mục tiêu tới cuối 2022 sẽ mở 1.200 cửa hàng điện máy siêu nhỏ với diện tích từ 120-150m2 với 4 nhân viên mỗi cửa hàng, đồng thời lấn sân sang các thị trường trong khu vực như: Philippines, Myanmar và Indonesia.
Cụ thể, Thế giới Di động đặt mục tiêu mở 300 cửa hàng loại này vào cuối năm nay, 700 cửa hàng vào cuối 2021 và 1.200 cửa hàng vào cuối 2020 để mở rộng thị phần trong mảng điện máy tại Việt Nam từ mức 40% hiện tại lên tương ứng 45%, 55% và 60%.
Sở dĩ Thế giới Di động đẩy mạnh mở rộng chuỗi điện máy siêu nhỏ có thể là bởi kế hoạch bán điện thoại giá rẻ đã không thành công trong khi tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp bán lẻ điện thoại hàng đầu Việt Nam này có dấu hiệu chậm lại trong thời gian gần đây.
Tính đến hiện tại, các cửa hàng Điện máy xanh (DMX) siêu nhỏ đầu tiên tại Tiền Giang (khu vực đồng bằng sông Cửu Long) ghi nhận kết quả bán hàng tương đối. Trong đó, 17 cửa hàng DMX siêu nhỏ đầu tiên tại Tiền Giang ghi nhận doanh thu/cửa hàng trung bình hàng tháng đạt khoảng 1,1 tỷ đồng so với mức khoảng 4,1 tỷ đồng của các cửa hàng DMX mini (300-350 m2) và khoảng 8,5 tỷ đồng của các cửa hàng DMX tiêu chuẩn (800-1.200 m2) trong cùng tỉnh thành.
Theo tính toán, các cửa hàng DMX siêu nhỏ ghi nhận biên lợi nhuận gộp đạt khoảng 23% so với mức khoảng 21% của các cửa hàng TGDĐ và DMX hiện hữu. Biên lợi nhuận gộp tích cực này được củng cố bởi đóng góp doanh thu cao hơn của nhóm hàng gia dụng (20%-25% so với mức khoảng 15% của các mô hình DMX khác).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.