Vietjet báo tăng trưởng khủng, doanh thu vận tải quốc tế đã vượt nội địa
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (mã VJC) vừa công bố báo cáo kiểm toán năm 2018 với tổng doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh là 53.577 tỷ đồng. Qua đó, lợi nhuận trước thuế đạt 5.816 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong bối cảnh giá dầu tăng, doanh thu vận tải hàng không của Vietjet đạt 33.779 tỷ đồng và lợi nhuận vận tải hàng không trước thuế đạt 3.045 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 49,8% và 48,9% so với năm trước. Doanh thu phụ trợ của Vietjet đạt 8.410 tỷ, đạt mức tăng trưởng 53,5% so với năm trước. Số dư tiền mặt của công ty tính tới 31/12/2018 là 7.165 tỷ đồng.
Vietjet có tổng doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh là 53.577 tỷ đồng trong năm 2018.
Tỷ trọng doanh thu quốc tế đã vượt qua doanh thu nội địa và đạt tới 48% trên tổng doanh thu vận tải hàng không.
Tính tới 31/12/2018, tổng tài sản hợp nhất đạt 39.086 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm ngoái; vốn chủ sở hữu đạt 14.038 tỷ đồng, tăng 32,5% so với năm trước.
Giữa tâm bão, Masan khẳng định không xuất tương ớt Chin-su sang Nhật Bản
Tuần qua, Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) công bố thông tin liên quan tới vụ việc 18.000 chai tương ớt bị dừng lưu thông tại Nhật Bản.
Theo MSN, tương ớt Chin-su là một sản phẩm của Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (thành viên trong Tập đoàn Masan).
Tuy nhiên, Masan khẳng định, Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan không bán hoặc xuất khẩu sản phẩm tương ớt Chin-su cho công ty Javis Co.,Ltd (Osaka, Nhật Bản) và không xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
MSN khẳng định theo tiêu chuẩn của Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế thì thì việc sử dụng chất bảo quản là axit benzoic (210) hoặc natri benzoat (211) với hàm lượng tối đa 1g/kg sản phẩm tương ớt là hoàn toàn phù hợp.
Âm hàng chục tỷ, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức chưa thoát diện cảnh báo
Tuần qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vừa cho biết đã nhận được báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG).
Theo báo cáo, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 31/12/2018 là -36,43 tỷ đồng. Đồng thời, công ty kiểm toán đã đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 của HAG.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 31/12/2018 của Hoàng Anh Gia Lai là -36,43 tỷ đồng.
Qua đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM tiếp tục duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu HAG.
Trước đó, kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ về khoản phải thu hơn 2.593 tỷ đồng từ nhóm An Phú của Hoàng Anh Gia Lai. Phía kiểm toán nhận định không có đủ bằng chứng để xác định khả năng thu hồi khoản công nợ này. Tuy nhiên, phía HAG thì cho rằng, công ty đủ khả năng thu hồi. Việc thu hồi này có thể đến được từ 2 nguồn: 1 là tài sản thuần của Chăn nuôi Gia Lai và 2 là tài sản của An Phú.
3 năm đầu tư vào Tiki, VNG ôm lỗ trăm tỷ
CTCP VNG vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 với doanh thu đạt 4.317 tỷ đồng, tăng hơn 1% so với năm trước. Mức doanh thu trên chỉ bằng 86% so với kế hoạch năm là 5.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo, lợi nhuận sau thuế của VNG chỉ đạt 333 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức hơn 938 tỉ đồng của năm 2017.
Đáng chú ý, khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Tiki (Tiki.vn) hơn 506 tỷ đồng, hiện giá trị chỉ còn lại hơn 33 tỷ đồng. Tổng cộng, VNG đã thua lỗ tổng cộng hơn 472 tỷ.
Lợi nhuận sau thuế của VNG chỉ đạt 333 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức hơn 938 tỉ đồng của năm 2017.
VNG là một trong những cổ đông lớn nhất của Tiki với tỷ lệ sở hữu là 28,88%. VNG bắt đầu tham gia vào Tiki từ tháng 2.2016. Năm 2018, VNG rót thêm 122 tỷ đồng vào Tiki, nâng tổng giá trị đầu tư vào công ty này lên 506 tỷ đồng.
Thiếu tiền, đại gia Đặng Thành Tâm xin “nợ” cổ tức
Doanh nghiệp ngành hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị – Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP (KBC) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2018.
Theo đó, năm 2018, KBC có doanh thu thuần đạt 2.491 tỷ đồng, gần gấp đôi doanh thu đạt được năm 2017.
Lợi nhuận sau thuế công ty năm qua đạt gần 809 tỷ đồng, tăng 30,7% so với năm 2017 vượt 1,1% kế hoạch năm.
Đáng nói là, lãnh đạo KBC cho biết, trong năm 2018, HĐQT vẫn chưa cân đối được nguồn tiền mặt để thực hiện việc chi trả cổ tức như kế hoạch.
Nguyên nhân bởi dòng tiền để chi trả cổ tức dự kiến được lấy từ dòng tiền thu được của các thỏa thuận đã ký kết đối với dự án Khu đô thị Phúc Ninh. Tuy nhiên, công việc triển khai xây dựng dự án bị chậm hơn nên KBC chưa bàn giao được đất và nhà cho khách hàng và chưa thu tiếp được tiền từ khu đô thị Phúc Ninh.
Sau sáp nhập với Shop&Go, hệ thống của Vincommerce hiện vượt khá xa các doanh nghiệp cùng ngành như Saigon Co.op, Bách Hóa Xanh,...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.