Giám đốc sáng lập Grab Việt Nam Nguyễn Tuấn Anh làm CEO VinID
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc sáng lập Grab Việt Nam, cựu Tổng giám đốc Grab Financial Group Việt Nam - vừa được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc VinID thuộc Tập đoàn Vingroup. Vị trí này trước đó do bà Nguyễn Thị Dịu đảm nhận.
Ông Nguyễn Tuấn Anh sinh năm 1982.
Việc bổ nhiệm ông Nguyễn Tuấn Anh được kỳ vọng giúp VinID củng cố sức mạnh để phát triển mạnh mẽ hơn, cạnh tranh với các đối thủ, đồng thời trở thành một công ty dịch vụ độc lập, vươn mình ra ngoài hệ sinh thái Vingroup.
Ông Nguyễn Tuấn Anh sinh năm 1982, tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Ông Tuấn Anh là một trong những người gắn bó dài lâu và chứng kiến nhiều thăng trầm của Grab.
CEO Mai Kiều Liên ứng cử vào HĐQT công ty sở hữu Sữa Mộc Châu
Trong danh sách ứng viên để bầu HĐQT nhiệm kỳ mới 2020-2024 của Công ty Cổ phần GTNFoods, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Sữa Mộc Châu, 4/5 nhân sự đến từ Vinamilk. Doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam trở thành công ty mẹ của GTNFoods từ tháng 12/2019 sau khi tăng tỷ lệ sở hữu từ 43,2% lên 75%.Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953 và giữ vị trí Tổng giám đốc Vinamilk từ năm 1992.
Trong 4 nhân sự của Vinamilk tham gia ứng cử vào HĐQT GTNFoods có sự xuất hiện của CEO Mai Kiều Liên. Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953 và giữ vị trí Tổng giám đốc Vinamilk từ năm 1992. Bà Liên sẽ đại diện cho 35% vốn của Vinamilk tại GTNFoods.
Bên cạnh đó, hai lãnh đạo của Vinamilk cũng ứng cử vào HĐQT GTNFoods là Giám đốc điều hành Phát triển vùng nguyên liệu Trịnh Quốc Dũng và Giám đốc điều hành Tài chính kiêm Kế toán trưởng Lê Thành Liêm. Mỗi người đại diện 20% vốn của Vimamilk tại công ty mẹ Sữa Mộc Châu. Riêng ông Dũng đã đảm nhận vai trò tổng giám đốc GTNFoods từ tháng 1.
‘Đại gia’ ngành xây dựng tụt dốc
Báo cáo tài chính quý IV/2019 của Công ty CP Xây dựng Conteccons cho thấy doanh nghiệp này tiếp tục trải qua một quý sụt giảm lợi nhuận. Con số lợi nhuận thu về năm vừa qua cũng là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Cụ thể, tính riêng quý IV, Coteccons đạt 7.470 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đà suy giảm doanh thu, việc biên lãi gộp của “đại gia” ngành xây dựng này tiếp tục giảm từ 5,23% xuống 4,51% khiến lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 18%, đạt 337 tỷ đồng.
Trong khi đó, các chi phí vận hành và quản lý doanh nghiệp vẫn tăng trong kỳ khiến lợi nhuận trước thuế doanh nghiệp giảm gần 30%, đạt 287 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi ròng Coteccons thu được trong quý cuối năm đạt 233 tỷ đồng.
Đây đã là quý thứ 5 liên tiếp lợi nhuận của “ông lớn” ngành xây dựng sụt giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, điểm tích cực trong kết quả kinh doanh quý này là lợi nhuận đã tăng trở lại so với 2 quý trước đó.
Tính trong cả năm 2019, nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam đạt tổng cộng 23.733 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 17%.
Bà Nguyễn Thị Nga thôi làm chủ tịch công ty sở hữu nhiều đất vàng ở HN
Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) vừa công bố nghị quyết về việc bà Nguyễn Thị Nga thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT từ ngày 11/2 sau gần 2 năm đảm nhận vai trò lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Nga hiện là Chủ tịch BRG. Ba Nga giữ chức Chủ tịch HĐQT Hapro từ tháng 6/2018 sau khi một công ty con của BRG mua lại 65% vốn Hapro khi doanh nghiệp Nhà nước này cổ phần hóa.
Hapro kinh doanh trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại, sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu. Doanh nghiệp này được người tiêu dùng biết đến thông qua hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi Hapromart, Haprofood. Hapro còn sở hữu nhiều thương hiệu quen thuộc như Thủy Tạ, Bốn Mùa, điện máy Tràng Thi, gốm Chu Đậu.
Đặc biệt, Hapro là một trong những doanh nghiệp nắm trong tay nhiều khu đất vàng nhất tại Hà Nội. Sau khi cổ phần hóa, Hapro được giao nắm giữ hơn 100 địa điểm là cơ sở nhà, đất tại Hà Nội và các tỉnh, thành.
Chủ nợ lớn nhất của ông trùm địa ốc Sài Gòn là ai?
Báo cáo tài chính quý IV/2019 của tập đoàn Novaland của đại gia địa ốc Bùi Thành Nhơn công bố mới đây đã cho thấy một loạt thay đổi lớn trên bảng cân đối kế toán liên quan tới các dự án bất động sản đang triển khai.
Cụ thể, tính đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn của Novaland đã đạt gần 90.000 tỷ đồng, tăng hơn 20.000 tỷ (30%) so với cuối năm 2018. Đáng chú ý, quá nửa nguồn vốn tăng trong năm vừa qua là đến từ các khoản vay nợ.
Trong số các ngân hàng đang tài trợ vốn (cho vay và mua trái phiếu) cho Novaland, nhóm nhà băng và tổ chức tài chính nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn hơn với 16.557 tỷ đồng cho vay.
Lớn nhất số này là Credit Suisse AG với 8.795 tỷ đồng bao gồm cả hợp đồng tín dụng và cho vay theo dạng bên thứ 3. Tiếp sau đó là Bank of New York Mellon với 5.550 tỷ đồng toàn bộ bằng trái phiếu. Một số nhà băng ngoại khác cũng đang có các khoản cho vay và mua trái phiếu Novala như GPI3 Co., Ltd (1.392 tỷ); Crane Investment Ltd (821 tỷ)… Trong khi đó, nhóm ngân hàng trong nước đang cấp khoảng 16.539 tỷ cho Novaland. Các chủ nợ lớn nhất gồm VPBank, MBBank, Vietinbank, Sacombank, PVCombank, TPBank… với cả 2 hình thức tín dụng và trái phiếu.
Đến nay cảnh sát vẫn đang chờ đợi chủ nhân số tiền tìm đến nhưng vẫn chưa có xuất hiện.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.