Lộ diện "đại gia lạ" trúng lô cổ phần Vinaconex giá khủng hơn 7.000 tỷ
Công ty TNHH An Quý Hưng là nhà đầu tư bỏ ra giá 28.900 đồng/cp cho lô cổ phần mà SCIC bán đấu giá, tương đương 7.366 tỷ đồng. Mức giá này cao hơn 35,6% giá khởi điểm và cao hơn 50% thị giá VCG đang giao dịch trên sàn.
Một số tờ báo sau đó đã công bố thêm về vị đai gia lạ mặt này. Theo đó, An Quý Hưng được thành lập năm 2001, vốn điều lệ 360 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi 2 cá nhân gồm ông Nguyễn Xuân Đông (70%) và bà Đỗ Thị Thanh, vợ của ông Đông (30%).
Tổng tài sản của doanh nghiệp này đến 31/12/2017 là gần 1.000 tỷ đồng. Năm 2017, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 956 tỷ đồng và 62,4 tỷ đồng.
Đây là công ty trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng công nghiệp tại khu vực miền Bắc, bất động sản và nhiều lĩnh vực khác
Thiếu gia phố núi lần đầu lên tiếng sau khi rời Quốc Cường Gia Lai
Ông Cường cho biết, bản sẽ tập trung cho một số dự án khác về kinh doanh ẩm thực hay dịch vụ chăm sóc xe hơi.
QCG của Quốc Cường Gia Lai trong tuần nhận được nhiều sự quan tâm sau sự kiện Nguyễn Quốc Cường xin thôi mọi chức vụ tại đây. Đúng như dự đoán, giới đầu tư mạnh tay bán cổ phiếu QCG. QCG chỉ có duy nhất 1 phiên tăng giá và tới 4 phiên lao dốc tuần này.
Trong đơn xin từ chức tuần trước, ông Cường trình bày nguyên nhân xin nghỉ vì “lý do cá nhân”. Tuy nhiên, thời điểm mà ông Cường rời khỏi công ty lại là khi kết quả kinh doanh QCG đang thê thảm hơn bao giờ hết với lùm xùm vụ mua đất công tại Phước Kiển. Nhiều cổ đông đã tỏ ra lo lắng với động thái trên của vị thiếu gia phố núi.
Chia sẻ sau quyết định này, ông Cường cho biết, bản thân sẽ tập trung cho một số dự án khác như: C.Tao, nhà hàng kinh doanh ẩm thực Trung Hoa tại TPHCM hay dịch vụ chăm sóc xe hơi.
Ông Cường tỏ ra khá thoải mái trong cuộc livestream trên Facebook để trò chuyện với mọi người. Khi được hỏi: "Anh phá sản rồi hả anh Cường?", doanh nhân phối núi vui đùa: "Anh bị phá sản là thế nào em? Là vô sản hay mang tài sản đi đập phá".
Khoản nợ 2.500 tỷ của ông lớn làng bia Sabeco vẫn "đóng băng"
Theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước khu vực IV, trước ngày 20/11, Sabeco phải nộp gần 2.500 tỉ đồng vào ngân sách. Đã qua thời hạn này nhưng phía Sabeco vẫn chưa có động thái trả lời nào.
Trước đó, đây là vấn đề đã gây nên tranh cãi. Phía Kiểm toán Nhà nước khẳng định lợi nhuận còn lại của các năm từ 2016 trở về trước của Sabeco là hơn 2.700 tỉ đồng. Căn cứ vào tỉ lệ sở hữu vốn nhà nước tại Sabeco vào thời điểm 31-12-2016 là 89,59%, KTNN đã kiến nghị nộp ngân sách nhà nước lợi nhuận còn lại từ năm 2016 trở về trước khoảng 2.495 tỉ đồng.
Tuy nhiên, ngược lại, Sabeco thì nêu quan điểm, khoản tiền trên không hợp lý. Doanh nghiệp giải thích Nhà nước đã thực hiện thoái vốn 53,59% cho cổ đông lớn nhất, là Thai Bev mà đại diện là Công ty TNHH Vietnam Beverage, với giá trị gần 5 tỷ USD. Vì vậy, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại Sabeco tại thời điểm 28/12/2017 chỉ còn hơn 36%.
Do vậy việc phân chia hết lợi nhuận cho cổ đông Nhà nước với tỷ lệ 89,5% theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước thì doanh nghiệp không có cơ sở để thực hiện ngay, mà phải chốt danh sách cổ đông theo quy định luật pháp hiện hành.
Đã qua thời hạn nộp tiền vào ngân sách theo kiến nghị từ Kiểm toán Nhà nước nhưng Sabeco vẫn chưa có động tĩnh gì.
Bà Hồ Thị Kim Thoa có thể đã thu 38 tỷ đồng nhờ bán cổ phiếu Điện Quang
Với khối lượng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu DQC của Bóng đèn Điện Quang lớn bất thường trong phiên 20/11, có thể bà Hồ Thị Kim Thoa đã thu về được trên 38 tỷ đồng từ việc bán phần lớn cổ phiếu nắm giữ tại Điện Quang.
Cụ thể, trong phiên 20/11, cổ phiếu DQC được giao dịch tổng cộng 1.402.470 cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch đạt 38,15 tỷ đồng.
Trước đó, bà Thoa đã đăng ký bán 1,68 triệu cổ phiếu DQC. Việc giao dịch của bà Thoa cũng dự kiến được thực hiện trong tháng 11 này, từ ngày 1/11 đến 30/11/2018.
Theo ghi nhận của Sở giao dịch chứng khoán TPHCM, phiên ngày 20/11 là phiên duy nhất trong vòng 1 tháng qua diễn ra giao dịch thỏa thuận tại mã cổ phiếu này. Bởi vậy, nếu đúng là giao dịch của bà Thoa, vị cựu Thứ trưởng đã thu về được trên 38 tỷ đồng.
Điện Quang hiện đang được chi phối bởi nhóm cổ đông của gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Hồ Quỳnh Hưng là em trai bà Thoa. Hai con gái của Thoa là Nguyễn Thái Nga - Phó Tổng giám đốc và Nguyễn Thái Quỳnh Lê - Giám đốc điều hành khối Homecare.
Đại gia từng dính nghi án lộ thông tin làm ăn khủng thế nào?
Thế Giới Di Động vừa báo doanh thu thuần hợp nhất đạt trên 72.000 tỷ đồng trong 10 tháng năm nay, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động vừa báo doanh thu thuần hợp nhất đạt trên 72.000 tỷ đồng trong 10 tháng năm nay, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Qua đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Thế giới di động đạt 2.413 tỷ đồng, tăng 33% so với 10 tháng năm ngoái.
Theo báo cáo, chuỗi Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động đang tăng trưởng tốt. Doanh thu tính bình quân một tháng cho các cửa hàng hiện khoảng hơn 1 tỷ/cửa hàng trong khi hồi tháng 3 chỉ khoảng 650 triệu/cửa hàng.
Bách Hóa Xanh là chuỗi siêu thị mini chuyên bán thực phẩm tươi sống và nhu yếu phẩm công ty Cổ Phần Thế Giới Di Động. Cũng trong tuần này, Hội đồng quản trị Thế Giới Di Động đã quyết định tăng vốn điều lệ cho Bách Hóa Xanh thêm 1.250 tỷ đồng.
Trước đó, hồi đầu tháng 11, trên một diễn đàn chia sẻ thông tin cá nhân xuất hiện các tập tin có chứa dữ liệu gồm email, thẻ ngân hàng được cho là khách hàng của Thế giới Di động. Thế Giới Di Động sau đó đã phủ nhận việc để lộ thông tin.
Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng bất ngờ gây chú ý tuần qua khi chính thức nhảy vào lĩnh vực bán lẻ dược phẩm...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.