Đại hội nhiệm kỳ 12: Hy vọng gì cho văn chương Hà Nội?

Vi Li- Nguyễn Sĩ Thứ hai, ngày 07/08/2017 07:00 AM (GMT+7)
Theo thống kê chưa đầy đủ, trung bình trong cả nhiệm kỳ, mỗi nhà văn Hà Nội xuất bản được 2 tác phẩm; trong đó nhiều tác phẩm giành được giải thưởng cao, có tiếng vang trong cả nước.
Bình luận 0

Sau khi Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội (HNVHN) kiêm Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phạm Xuân Nguyên từ chức và ra khỏi Hội ngày 13.6.2017, thì gần 2 tháng sau Đại hội HNVHN mới được tiến hành. Việc chậm trễ này kéo theo nhiệm kì của lãnh đạo Hội LH Hội VHNT HN đã quá hạn hơn 1,5 năm, nhà thơ Bằng Việt tuổi 76 đã lãnh đạo 3 nhiệm kì.

 Đại hội HNVHN khoá 12 diễn ra ngày 8-9.8.2017 tại khán phòng Nhà hát (tầng 1) Đài Tiếng nói Việt Nam, số 58 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hội trường được sự ủng hộ của PGS. TS Ngôn ngữ học Nguyến Thế Kỷ- Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương. Là một nhà báo, nhà thơ lâu năm mang tâm hồn nghệ sĩ, sự khoáng đạt và hào hiệp, PGS TS Nguyễn Thế Kỷ luôn là người bạn đáng tin cậy của các đồng nghiệp vào những lúc cần kíp nhất.

img

Lễ trao giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2015

Ngày làm việc thứ nhất là Đại hội nội bộ, sáng 8.8 tiến hành bỏ phiếu bầu BCH nhiệm kì 12 (2017-2020), chiều 8.8 công bố kết quả. Ngày làm việc thứ 2 sáng 9.8, Đại hội công khai: BCH nhiệm kì mới ra mắt các đồng hội viên, báo giới và khách mời. Trưa 9.8, bế mạc Đại hội. Tuy tiến hành muộn, song công tác tổ chức lại dồn vài tuần trước khi diễn ra sự kiện. Tuần cuối cùng, phó chủ tịch phụ trách Hội Nguyễn Sĩ Đại vẫn tiếp tục hoàn thiện báo cáo, quy chế Đại hội.

 BTC được chia làm 6 tiểu ban: Nhân sự, Văn kiện, Khánh tiết, Kiểm tra - an ninh, Hậu cần, Truyền thông, trong đó, hầu hết mỗi thành viên đều tham gia từ 2-3 tiểu ban. Với sự nỗ lực lớn, nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại, một cây bút lâu năm, từng công tác lâu năm tại Ban Văn hóa văn nghệ Báo Nhân dân đã thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm cao khi giải quyết hiệu quả được nhiều việc trong tình trạng áp lực cao, thời gian gấp, tiến độ hối thúc. Nguyễn Sĩ Đại cũng là tác giả của khẩu hiệu treo trên phông chính Đại hội 12: “Đoàn kết, sáng tạo, tỏa sáng văn hiến Thăng Long - Hà Nội”.

Nhìn lại nhiệm kỳ trước, điều đáng buồn của BCH nhiệm kì khóa 11 là hạt sạn nổi cộm trong khuyết điểm phải thừa nhận trong báo cáo trước đại hội: tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư được trao giải nhưng cuối cùng lại bị phát hiện "đạo thơ". Sự việc này đã gây nên làn sóng phẫn nộ của dư luận, giới văn chương, báo chí phải vào cuộc làm rõ trắng đen. Một vụ "đạo thơ" gây bão từ mạng xã hội đến báo chí chính thống khiến công chúng thất vọng.

img

Các tác phẩm đoạt giải thưởng năm 2015 của Hội Nhà văn Hà Nội.

 Hiện HNVHN không có một “bàn tay trẻ”, tức là không có nổi 5 hội viên dưới tuổi 40. Và thực tế này không có dấu hiệu khả quan ở nhiệm kỳ tới. “Tôi trẻ nhất (cả ở tư thế người được kết nạp lẫn hội viên) khi vào HNVHN năm 2000 và Hội Nhà văn VN năm 2007. Bằng ấy năm, tôi đã thấy, người trẻ gần như không có chân trong ban, hội đồng chuyên môn, hình như chẳng bao giờ được nghĩ đến việc được bầu cử vào BCH.” - Nhà thơ  Vi Thùy Linh, người trẻ tuổi nhất trong BTC (thành viên Tiểu ban Văn kiện và Truyền thông) Đại hội nhiệm kì 12 chia sẻ.

 Đại hội khóa 12 tiến hành chậm hơn 1,5 năm so với thời hạn, trong khi 8 Hội thành viên khác của Liên hiệp VHNT Thủ đô đã họp Đại hội và hoạt động nhiệm kì mới từ 2016. Những tưởng Đại hội diễn ra năm ngoái sau khi đã tổ chức sôi nổi 2 Đại hội cơ sở: Đại hội chuyên ngành Thơ (29.10.2016), Đại hội chuyên ngành Văn - Dịch thuật - Lý luận phê bình (30.10.2016) tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Nào ngờ hơn 9 tháng sau mới tiến hành Đại hội toàn thể.

Hà Nội là địa phương đặc biệt, bởi là Thủ đô, thành phố văn hiến, địa giới hành chính của Hà Nội mở rộng từ tháng 8.2008, một Thủ đô “bao la” mà khó công dân, nghệ sĩ nào đi hết, hiểu kĩ toàn vẹn các quận, huyện. May ra chỉ tìm hiểu được nền tảng văn hóa Thăng Long địa linh nhân kiệt ngàn năm. Tuy nhiên, việc kết nạp hội viên trong nhiệm kì 11 có phần lỏng tay, phong trào nên con số 644 hội viên HNVHN - đông nhất trong các Hội Nhà văn địa phương ở Việt Nam cũng không hẳn là cái nhất đáng hãnh diện.

Những vấn đề như: chất lượng giải thưởng, cơ cấu giải, hiệu quả thấp khi kêu gọi, hội tụ đội ngũ viết trẻ. Đòi hỏi bức thiết: hiện diện nhân tố trẻ trong các ban chuyên môn, có nhà văn nữ trong BCH được đặt ra. Một điều hơi không công bằng là nhiệm kì 11 của Hội Nhà văn Hà Nội cũng giống như BCH của Hội Nhà văn VN đương nhiệm: không có ủy viên nữ nào.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trung  bình trong cả nhiệm kỳ, mỗi nhà văn Hà Nội xuất bản được 2 tác phẩm; trong đó nhiều tác phẩm giành được giải thưởng cao, có tiếng vang trong cả nước như Tuyển tập thơ Dương Kiều Minh, Tuyển tập thơ Trúc Thông,  tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” , của Trương Đăng Dung, "Tổ quốc nhìn từ biển" của Nguyễn Việt Chiến, “Đường gió” của Giáng Vân, “Những bông hoa đang thiền” của Bình Nguyên Trang….Các tiểu thuyết “Đội gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh, “Phim đôi- Tình tự chậm” của Vi Thuỳ Linh, “Dằng dặc triền sông mưa” của Đỗ Phấn, “Cửa hiệu giặt là” của Đỗ Bích Thúy, “Thành phố đi vắng” của Nguyễn Thị Thu Huệ,  truyện ngắn “I am đàn bà” của Y Ban ...Các tác phẩm nghiên cứu, lý luận phê bình như “Trên đường biên của lý luận văn học” của Trần Đình Sử, “Văn học cổ cận Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật” của Nguyễn Huệ Chi, “Bình thơ” của Vũ Quần Phương, “Đánh đường tìm hoa” của Nguyễn Thị Minh Thái, “Thời tốc độ và tâm lý sáng tạo” của Phạm Khải. Các tác phẩm dịch thuật: “Olga Berggolts của tôi” của Thụy Anh, “Hy vọng” của Lê Bá Thự…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem