Đại sứ Phạm Sanh Châu - người đưa núi Việt ra thế giới

Phạm Hằng Thứ bảy, ngày 28/01/2017 15:33 PM (GMT+7)
Hành trình để Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành di sản thiên nhiên của thế giới là một con đường dài với nhiều xúc cảm. Với sự vận động kiên trì, bền bỉ và khéo léo của nhà ngoại giao Việt Nam Phạm Sanh Châu, cuối cùng Phong Nha - Kẻ Bàng đã có tên trong danh sách di sản vàng của thế giới...
Bình luận 0

Ấy vậy, mỗi khi nói về sự đóng góp của mình trong hành trình đưa Phong Nha - Kẻ Bàng đến với danh sách di sản thiên nhiên của thế giới, đại sứ Phạm Sanh Châu luôn khiêm tốn, chỉ nhận phần đóng góp nhỏ nhoi nhất. Những năm qua, Phạm Sanh Châu trở thành cái tên quen thuộc trong “giới di sản”, quen đến độ nhiều người đã yêu mến đặt cho ông biệt danh “nhà ngoại giao di sản”.

img

Ông Phạm Sanh Châu (thứ 4 từ trái qua) và đoàn Đại sứ tại Việt Nam trong chuyến thám hiểm hang Sơn Đoòng, Quảng Bình, tháng 5.2016.

Đi nhiều, được tận mắt thưởng ngoạn những kỳ quan của thế giới, nhưng với Đại sứ Phạm Sanh Châu, vẻ đẹp hùng vĩ của non nước Việt Nam vẫn rất vô cùng đặc biệt. Ông nói, trải dài khắp đất nước, đâu đâu cũng có bóng dáng của các nền di sản quý báu do cha ông ta để lại. Chỉ tiếc là, việc quảng bá những di sản đó chưa nhiều nên thế giới chưa có cơ hội được biết đến. Như Phong Nha -Kẻ Bàng, không ít lần trình lên UNESCO nhưng hồ sơ vẫn không được duyệt. UNESCO quy định các mức độ đánh giá hồ sơ, trong đó “I” là ghi danh hồ sơ vào Danh sách di sản; “R” là gửi trả lại hồ sơ để các quốc gia đệ trình bổ sung thông tin và trình lại vào năm sau; “D” là gửi trả lại hồ sơ, cần bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ, tiếp tục các công tác nghiên cứu đối với hồ sơ và trình lại sau 3 năm.

Khi đệ trình hồ sơ Phong Nha-Kẻ Bàng lên UNESCO, nhiều lần bị trả lại và yêu cầu bổ sung. Thời điểm đó, ông Phạm Sanh Châu ở vị trí Đại sứ Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO, ông đã “lật ngược” dự thảo quyết định của Uỷ ban Di sản Thế giới để bảo vệ thành công Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng năm 2003. Ngoài việc chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng, các cuộc vận động chính thức và không chính thức  tại Thủ đô 21 nước thành viên Ủy ban và tại các Phái đoàn của các nước ở UNESCO, Paris dưới sự dẫn dắt của Đại sứ Phạm Sanh Châu cũng đã gặp phải rất nhiều tình huống khó khăn nhưng cuối cùng đã thành công. Cùng với Đại sứ Phạm Sanh Châu thì Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Lâm Phương là người có đóng góp rất lớn trong hành trình đưa Phong Nha-Kẻ Bàng đến với danh hiệu cao quý của di sản thế giới.

Sau này, khi có dịp tận mắt chứng kiến vẻ đẹp kỳ ảo đầy quyến rũ của hang động Việt Nam, các nhà khoa học, giới ngoại giao thế giới hoàn toàn bị chinh phục.

Là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, có khả năng sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Pháp, lại từng là Đại sứ Trưởng Phái đoàn Đại diện Việt Nam tại UNESCO ở Paris (Pháp) nên ông Phạm Sanh Châu đã biết tận dụng thế mạnh của mình để vận động, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá cho các di sản của Việt Nam.

Đại sứ Phạm Sanh Châu  là người  đóng góp sức mình vận động thành công nhiều di sản quan trọng của Việt Nam. Ông cũng chính là người đã có công đóng góp để Việt Nam có được 6 Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem