Đại Việt
-
Trong lúc quân dân Thanh Hóa đồng lòng diệt giặc thì Chương Hiến hầu Trần Kiện manh tâm phản quốc, đã dẫn hơn 1 vạn quân bản bộ cùng gia quyến sang đầu hàng Toa Đô, dẫn đường cho giặc đánh vào Thanh Hóa.
-
Khối quân thứ hai do Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy, dẫn hơn 1.000 chiến thuyền ngược sông Thái Bình tập kích tái chiếm Vạn Kiếp. Dù rằng Thoát Hoan có quân đồn trú tại Vạn Kiếp nhưng hắn còn phải rải quân ở nhiều nơi khác nữa.
-
Lý Nhân Tông, Hồ Quý Ly, Quang Trung - Nguyễn Huệ là 3 trong số những vị vua có nhiều cải cách đối với nền giáo dục nước nhà.
-
Trần Bình Trọng tuyệt thực không ăn uống. Quân giặc gạ hỏi việc quân, việc nước nhưng ông đều lặng im không đáp. Tướng giặc lại đem chức tước ra dụ dỗ, hỏi ông: “Có muốn làm vương đất Bắc không?”. Kiến Đức hầu Trần Bình Trọng bèn khẳng khái đáp: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
-
Đại Việt, tuy mất kinh đô như đã phá được một gọng kìm trong thế ba gọng kìm. Quân Đại Việt giờ đây lại tập trung đối phó thế gọng kìm mới. Phía bắc là quân của Thoát Hoan ào ào đánh xuống, phía nam là quân của Toa Đô thừa thế đánh lên.
-
Thoát Hoan cùng A Lý Hải Nha, hai tướng đứng đầu đội quân xâm lược đích thân đứng ra đốc chiến, khiến kỷ luật quân Nguyên rất vững. Bộ binh quân Nguyên bất chấp tên đạn bắn ra từ bờ nam sông Hồng và từ các thuyền trên sông, hết lớp này đến lớp khác liều chết bắc cầu phao vượt sông ồ ạt.
-
Vua Trần Duệ Tông luôn chứng tỏ mình là một con người có cá tính và đầy quyết đoán. Chính điều này đã đem lại cho ông một kết cục bi thảm.
-
Vua Trần Nhân Tông được tin cấp báo, thân đem 1.000 chiến thuyền, 10 vạn quân dự bị chiến lược từ Thăng Long lên tiếp viện cho quân của Hưng Đạo vương. Tổng cộng quân số Đại Việt tại Vạn Kiếp lúc này đã lên tới gần 30 vạn quân, tuy vậy vẫn ít hơn quân của Thoát Hoan nhiều.
-
Đầu năm 1285, trong khi tại Thăng Long các bô lão đồng thanh hô “Đánh”, thể hiện ý chí bất khuất của toàn dân thì ngoài biên cương quân giặc cũng đã ồ ạt tiến sang. Quân dân Đại Việt lại cùng nhau diệt giặc cứu nước.
-
Trần Thánh Tông thông qua hội nghị Diên Hồng không chỉ dò biết được ý nguyện của nhân dân, mà hơn thế nữa là cho nhân dân biết được ý nguyện của họ đã được các nhà cai trị tôn trọng và lắng nghe.