Đại Việt
-
Cách lấy hàng vạn mũi tên của Nguyễn Xí được đánh giá không kém mưu của Khổng Minh dùng người rơm “mượn tên” của quân Tào trong trận Xích Bích thời Tam Quốc.
-
Thành phần quân Nguyên được điều động khá đa dạng về chủng tộc, vùng miền. Giữ vai trò xung kích chiến lược của đội quân này là những lực lượng kỵ binh tinh nhuệ người Mông Cổ và các sắc dân thảo nguyên như Khiết Đan, Đột Quyết, Duy Ngô Nhĩ. Hán quân (quân người miền bắc Trung Quốc ngày nay) chiếm số lượng đông đảo, là thành phần chủ chốt trong quân Nguyên.
-
Với quyết tâm thôn tính Chiêm Thành, Nguyên triều lại điều động quân tiếp viện cho Toa Đô. A Lý Hải Nha được phái làm Bình chương hành tỉnh Kinh Hồ - Chiêm Thành, yêu cầu Đại Việt cho chúng mượn đường đi đánh Chiêm Thành. Đại Việt liền từ chối.
-
Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là một quân sự, nhà chính trị nổi tiếng thời Lý nước Đại Việt. Lý Thường Kiệt làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, khiến ông trở thành một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.
-
Tham vọng bành trướng của đế quốc Nguyên Mông thời Hốt Tất Liệt là không có điểm dừng. Ngay từ lúc đang tiến hành chiến tranh với Tống, Hốt Tất Liệt đã cùng triều thần bàn bạc việc tiến xuống vùng Đông Nam Á. Trong kế hoạch này, chúng đặc biệt chú trọng đến Đại Việt và Chiêm Thành.
-
Thái úy Trần Quang Khải đến sứ quán để tiếp sứ, Sài Thung nằm dài không tiếp. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn phải gọt tóc cải trang thành nhà sư phương bắc đến, Sài Thung tưởng là nhà sư thật nên ngồi dậy tiếp đón.
-
Vua Trần Thánh Tông tức giận trước thái độ đó, lệnh cho quân cấm vệ tuốt gươm vây quanh sứ thần để thị uy, còn vua chẳng thèm để ý đến hắn nữa. Trương Đình Trân bị giam lỏng, quân lính lo việc ăn uống hằng ngày, lấy nước sông cho uống. Hốt Lung Hải Nha cũng bị cô lập, không cho làm việc gì ở Đại Việt.
-
Nguyễn Quán Quang (chưa rõ năm sinh và năm mất) ở xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, nay là xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
-
Vua Trần Thánh Tông áp dụng kế hoãn binh triệt để đối với Nguyên Mông. Vua trả lời thư của Ngột Lương Hợp Thai bằng lời lẽ lấp lửng: “Nước nhỏ thành tâm thờ bề trên thì nước lớn đối đãi lại như thế nào?” (theo Nguyên sử).
-
Sau hai thất bại cay đắng, nhà Nguyên tiếp tục tiến đánh Đại Việt, quyết tâm cướp nước ta bằng được.