Đại Việt
-
“Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù” là hai chiến thắng oanh liệt của Đại Việt trong chiến dịch đẩy lui 500.000 quân Nguyên - Mông xâm lược lần thứ hai.
-
Trong cuộc tiếp đón viên sứ Sài Thung của nhà Nguyên, Hưng Đạo Vương đã ngồi yên cho kẻ thù chọc đầu đến chảy máu mà không hề thay đổi nét mặt.
-
Đánh chìm 170.000 thạch lương của quân Nguyên, Trần Khánh Dư lập được công lớn, mở đường cho quân dân nhà Trần đánh bại giặc xâm lược được cho là hùng mạnh nhất thế giới bấy giờ.
-
Trong lúc Thoát Hoan thua trận xiểng niểng, chạy dài từ Thăng Long về nước thì ở các hướng khác, quân Nguyên tiếp tục hứng chịu những đòn tấn công mạnh mẽ của quân dân Đại Việt.
-
Hưng Hiến vương Trần Quốc Uy cùng Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn thừa thắng đuổi tràn cả qua biên giới, đánh một trận nữa ngay tại châu Tư Minh, trong đất của nước Nguyên để triệt để tiêu diệt đạo quân xâm lược, cho quân giặc một trận nhớ đời.
-
Thời cơ thuận lợi để phản công khi quân Nguyên suy yếu sẽ trôi qua nếu quân dân Đại Việt không tận dụng được. Nhưng tất nhiên với tài trí của những nhân vật lớn trong một thời đại anh hùng, quân ta đã nắm bắt thời cơ và tận dụng triệt để.
-
Trong đám loạn quân, gia tướng của Hưng Đạo vương là Nguyễn Địa Lô dùng cung tên bắn trúng Trần Kiện, kết liễu cuộc đời tên quý tộc phản trắc này. Thuộc hạ của Kiện là Lê Trắc ôm xác chủ chạy đến Khâu Ôn mà chôn cất ở đó.
-
Dĩ Dật Đãi Lao (Lấy Nhàn Chống Nhọc) là một kế sách kinh điển trong binh pháp cổ Phương đông. Nguyên lý kế này khá đơn giản. Đó khi quân giặc ở phương xa tới đánh thì ta cần giữ cái thế nhàn hạ của mình, khoét sâu vào sự nhọc nhằn, cực khổ của quân địch do phải đi xa để từ đó giành lấy chiến thắng. Nói thì dễ vậy, nhưng vận dụng vào thực tế làm cách nào để phát huy cái thế “nhàn” của ta, khoét sâu sự “nhọc” của địch là cả một kỳ công.
-
Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động. Nhưng cũng có lúc, nơi đây chứng kiến các cuộc ngoại giao đòi đất chủ quyền nhờ có tài ngoại giao cực kỳ mềm dẻo và khôn khéo của vua Việt.
-
Sau một cuộc trốn tìm, rượt đuổi đầy kịch tính với quân địch, cuối cùng quân đội và triều đình Đại Việt cũng loại bỏ hoàn toàn sự truy đuổi của quân Nguyên để vượt biển hướng vào Thanh Hóa, bấy giờ là “đất trống” khi Toa Đô đã đi qua.