Nói về tên gọi khá lạ của 2 con vật trên, nhiều người dân ở Quảng Ngãi giải thích: Do màu sắc của nó giống như đồng đen và cơm cháy nên mới đặt như vậy. Loài nhiễu thể này sống bám vào đá, gốc cây... ở những vùng nước nước lợ, gần khu vực cửa biển ở Quảng Ngãi. Trong đó loài có kích cỡ, màu nhạt hơn và kết thành từng mảng được gọi là cơm cháy; loại kia có kích cỡ lớn hơn và màu sắc vỏ ngoài đen bóng nên được gọi là đồng đen.
Loài vật có tên đồng đen, cơm cháy sống ở những vùng nước nước lợ, gần khu vực cửa biển ở Quảng Ngãi.
Vụ mùa "săn" đồng đen, cơm cháy hàng năm kéo dài từ tháng 1 đến tháng 10. Chị Nguyễn Thị Hoa (37 tuổi), ở xã Tịnh Hòa, TP. Quảng Ngãi, tâm sự: "Hàng ngày khi con nước bắt đầu ròng (rút) thì tôi đi bắt, đến khi nước dâng lên lại thì nghỉ. Để bắt loài vậy này khá vất vả, ngoài phải dầm mình trong nước suốt nhiều giờ liền do con vật này bám vào đá, gốc cây rất chắc nên phải dùng thanh sắt dẹp để nạy, xỉa cho rời ra".
Có kích cỡ, màu nhạt hơn và kết thành từng mảng được gọi là cơm cháy.
kích cỡ lớn hơn và màu sắc vỏ ngoài đen bóng nên được gọi là đồng đen.
Để bắt đồng đen, cơm cháy người dân phải dầm mình nhiều giờ dưới nước.
Theo người dân nơi đây, tùy theo thời gian đi và gặp nơi có nhiều hay ít mà số lượng đồng đen, cơm cháy bắt được khác nhau. Đây loại thức ăn ưa thích của tôm hùm nên nhu cầu tiêu thụ trên thị trường rất lớn. Vì vậy toàn bộ số lượng đồng đen và cơm cháy mà người dân Quảng Ngãi bắt, được thương lái đến tận nơi thu mua hết, với giá 5.000 đồng/kg.
Chúng sống bám chặt vào thân cây, đá.
Nhẩm tính với số lượng bắt được từ 40 - 50 kg/người/ngày, loài cơm cháy và đồng đen mang lại thu nhập cho nhiều người dân vùng nước lợ, gần cửa biển Quảng Ngãi khoản thu nhập từ 200.000 - 250.000 đồng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.