Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố

PV Thứ hai, ngày 26/02/2024 18:52 PM (GMT+7)
Củ sắn từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, đặc biệt là vào những thời kỳ khó khăn.
Bình luận 0

 Củ sắn - Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng 

Có vẻ ngoài giản dị, mộc mạc, chẳng ai nghĩ loại củ một thời bị con người lãng quên, chỉ dành làm thức ăn cho động vật, giá "rẻ như cho", giờ đây lại khiến người ta thổn thức nhớ đến mỗi khi đông về. Củ sắn dễ ăn, dễ chế biến và chúng cũng chứa nhiều dinh dưỡng.

Trước đây, khi thực phẩm không dồi dào, cơm độn với khoai sắn thường là một món ăn quen thuộc trong các bữa cơm gia đình. Bởi vậy mà sắn độn cơm hay bánh sắn chính là món ăn tuổi thơ của nhiều người.

Tuy nhiên, theo thời gian, sắn không chỉ dừng lại ở vai trò là lương thực cần thiết mà còn trở thành một đặc sản được ưa chuộng, đặc biệt là khi mùa đông về. Sắn được sử dụng để làm các món ăn như chè sắn, sắn nướng, bánh sắn hay sắn hấp với nước cốt dừa thơm ngon. Chúng tạo nên hương vị đặc biệt, ấm áp, làm tan chảy lòng người trong những ngày se lạnh.

Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 1.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 2.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 3.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 4.

Củ sắn xưa dành cho "nhà nghèo thời khó" nhưng nay trở thành đặc sản thơm ngon mỗi mùa đông về. (Ảnh minh họa)

Loại củ dân dã này tưởng chừng như đã bị quên lãng bởi hiện nay có quá nhiều món ngon lại đắt đỏ. Thế nhưng, dường như củ sắn vẫn là biểu tượng trong ẩm thực truyền thống của người Việt, từ loại lương thực thông thường trở thành một phần không thể thiếu, là món quà vặt ủ ấm cái bụng của biết bao người mỗi khi đông về.

Xưa kia, hầu như nhà nào cũng trồng sắn. Đây là loại cây chịu hạn tốt lại ít sâu bệnh, cho năng suất cao. Sắn độn cơm thời khó hay làm bánh ăn đều no lâu không chỉ vì chúng nhiều chất xơ mà cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác.

Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 5.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 6.

Món chè sắn được nhiều người ưa thích vào mùa đông. (Ảnh minh họa)

Theo nghiên cứu, củ sắn có chứa nhiều chất xơ và flavonoid có thể hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa. Trong sắn cũng chứa nhiều vitamin C có tác dụng phục hồi vết thương cơ thể nhanh chóng, làm trắng da. Không chỉ vậy, lượng lớn kali có trong củ sắn có thể hỗ trợ phòng tránh tình trạng cao huyết áp.

Nhiều chị em vào mùa đông thích ăn các món chế biến từ sắn vì bùi ngậy nhưng không béo. Hơn nữa, sắn chứa nhiều tinh bột, chúng tương tự với chất xơ hòa tan, điều này có tác dụng giảm viêm, cải thiện khả năng trao đổi chất và đặc biệt là giảm cân hiệu quả. Nguồn chất xơ trong sắn dồi dào nên ăn sắn giúp no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn vặt. Từ đó, hạn chế tích tụ mỡ thừa và giảm đi lượng hấp thụ chất béo đáng kể cho cơ thể.

Một số món ngon từ củ sắn

Củ sắn có thể chế biến được nhiều món ngon trong mùa đông, nhưng phải kể đến một số món được điểm mặt gọi tên như sắn hấp cốt dừa, bánh sắn hay chè sắn. Với bàn tay khéo léo và sự sáng tạo linh hoạt, từ loại củ dân dã ấy, nhiều món ngon đã đi khắp phố phường, có nơi còn có đặc sản bánh sắn như Phú Thọ.

Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 7.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 8.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 9.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 10.

Đặc sản bánh sắn Phú Thọ được nhiều người ưa thích. (Ảnh minh họa)

Vào mùa lạnh, các món được chị em ưa thích đó là sắn hấp cốt dừa hoặc chiều đông lên phố ăn bát chè sắn nóng hổi mới đúng điệu.

Sắn hấp được thêm nước cốt dừa hoặc lá nếp để tạo màu đẹp, chưa kể bên trên còn rắc chút dừa nạo sợi làm tăng độ ngậy và béo của sắn. Vị sắn bùi bở và dẻo quyện với nhau, miếng sắn ngọt nhẹ tự nhiên, ăn rất "vào".

Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 11.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 12.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 13.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 14.

Sắn hấp cốt dừa thơm ngon, dễ ăn. (Ảnh minh họa)

Không chỉ dừng ở đó, đến với miền Tây trù phú, người dân có món bánh tằm khoai mì độc đáo, hấp dẫn nhiều màu sắc được nhiều người ưa thích. Bánh ăn có vị ngọt dịu, dai dai, quyện vị bùi béo của dừa bạo, thêm chút lạc đập dập ăn rất ngậy. Bánh tằm khoai mì thường có hình dáng thon dài như con tằm, nhưng cũng được sáng tạo thành nhiều hình dáng khác như vuông, chữ nhật nhỏ,... tùy vào sở thích của người làm. Món bánh tằm khoai mì này có nhiều màu sắc đa dạng, từ hồng, đỏ, xanh, vàng, trắng, nâu,... đều được làm từ màu tự nhiên từ rau củ rất an toàn cho sức khỏe.

Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 15.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 16.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 17.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 18.

Bánh tằm khoai mì là món ăn đặc sắc của người dân miền Tây. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, các món được sáng tạo như sắn nướng rắc phô mai, rắc thảo mộc cũng được nhiều người thử và mang lại hương vị hấp dẫn.

Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 19.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 20.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 21.
Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 22.

Sắn nướng cũng là một trong những món ngon từ củ sắn. (Ảnh minh họa)

Một số lưu ý khi ăn củ sắn

Thứ nhất, củ sắn ngon và chứa nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng chúng cũng chứa một số chất làm giảm quá trình hấp thụ dinh dưỡng như saponin, tanin, phytate. Đương nhiên, khi ăn sắn quá nhiều và thường xuyên sẽ làm giảm sự hấp thụ các dưỡng chất trong cơ thể.

Thứ hai, ăn quá nhiều sắn, chế biến không đúng cách hoặc ăn sắn sống có thể dẫn tới "say" sắn hoặc ngộ độc sắn. Do trong sắn có chứa cyanogenic glycoside - chất này có khả năng giải phóng xyanua trong cơ thể. Nghiêm trọng hơn là chúng có thể gây tổn thương, tê liệt các cơ quan trong cơ thể nếu bị ngộ độc. Cho nên những người tiêu hóa kém, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể nên ăn sắn với lượng vừa phải. Ngoài ra, cũng có những người có cơ địa dị ứng với sắn. Cho nên, khi ăn sắn, nên ăn với lượng nhỏ trước, nếu không xảy ra phản ứng mới có thể ăn tiếp.

Loại củ dân dã nhiều dinh dưỡng xưa làm lương thực chống đói, nay thành đặc sản thơm nức bán khắp phố- Ảnh 23.

Củ sắn cần được loại bỏ phần vỏ hoàn toàn mới chế biến tiếp. (Ảnh minh họa)

Thứ ba, sắn khi mua về nên được bảo quản và xử lý đúng cách trước khi ăn. Sắn nên để nơi mát mẻ, không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp. Điều quan trọng là cần gọt vỏ sắn. Vỏ sắn chính là nơi chứa nhiều hợp chất có thể tạo ra xyanua, cho nên phải loại bỏ hoàn toàn vỏ sắn. Sau đó, ngâm trong nước ít nhất vài giờ, hoặc vài ngày để sắn loại bỏ bớt chất độc.

Chính vì sắn sống chứa nhiều chất độc hại nên cần được làm chín kỹ bằng phương pháp luộc, hấp hoặc nướng. Khi ăn sắn, nên kết hợp với thực phẩm khác chứa nhiều protein vì điều này có thể đảm bảo sức khỏe và protein giúp loại bỏ độc tố xyanua.

Thứ tư, hai đối tượng cần cẩn trọng khi ăn sắn, đó là mẹ bầu và trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được ăn sắn sống, khi ăn sắn chín chỉ ăn với số lượng hạn chế và hỏi ý kiến của bác sĩ theo dõi thai kỳ trước khi ăn. Còn trẻ nhỏ khi hệ tiêu hóa còn non nớt nên ăn sắn có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem