Dân ca làm vui đám cưới người Tày

Lê San Thứ ba, ngày 22/11/2016 06:42 AM (GMT+7)
Người Tày ở Thái Nguyên vẫn lưu giữ được những nét văn hoá truyền thống đặc trưng trong đám cưới. Hôn nhân của dân tộc Tày không chỉ đơn thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà có ý nghĩa lớn hơn là truyền thống đạo lý của dân tộc, giáo dục về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng.
Bình luận 0

img

Một người chú, bác- đại diện cho nhà trai, người đi cùng gánh lễ vật để xin ăn hỏi.

img

Trước khi nhà trai đi đón dâu phải làm lễ cúng tổ tiên

Đám cưới truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức: Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu. Người Tày gọi lễ cưới là Kin Lẩu và tổ chức trong 2 ngày, nhà gái tổ chức hôm trước, nhà trai tổ chức hôm sau.

img

Đoàn đón dâu gặp một dải lụa được chăng trước cổng nhà cô dâu, tượng trưng chú rể phải vượt khó mới lấy được cô dâu 

Trong quá trình đám cưới, thơ lẩu, lượn lẩu (dân ca đám cưới) đóng vai trò rất quan trọng, đem lại cho đám cưới không khí vui tươi, hào hứng. Người Tày mở lời dạm hỏi bằng dân ca và đón dâu cũng bằng dân ca. Đây là một trong những nét đẹp của văn hoá ứng xử. Nó thể hiện trí thông minh linh hoạt, lời hay ý đẹp, tình cảm đậm đà, ý thức trách nhiệm cao với gia đình. Qua đó, đôi vợ chồng trẻ càng thấm sâu ước nguyện xây dựng gia đình hành phúc, không phụ lòng ông bà, cha mẹ, bạn bè, họ hàng chòm xóm... 

img

Chú rể dâng rượu mời ông bà, cha mẹ, anh em họ hàng. 

img

Sau khi hoàn tất các thủ tục, quan lang nhà trai xin phép đón cô dâu về nhà chồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem