Lá đắng rừng là món ăn quen thuộc với người dân xã Nà Khương (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang). Nhưng trước kia không phải lúc nào cũng có thể tìm được loại rau này vì chỉ có trên rừng già, thác nước cao và hoàn toàn mọc tự nhiên.
Có người được trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng, thậm chí có điều kiện để tiếp xúc với nhiều hình thức khởi nghiệp mới mẻ, từ đó thúc đẩy họ nỗ lực trên con đường lập thân, lập nghiệp. Ngược lại không ít những thanh niên nông thôn do điều kiện hoàn cảnh gia đình nghèo khó, nhiều thanh niên phải bỏ dở con đường học tập.
Nhờ đam mê nông nghiệp sạch, óc sáng tạo, chị Hoàng Hồng Nhung (SN 1994, thôn Mu Cai Pha, xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) đã thu mua, chế biến các loại nông sản, tạo ra nhiều sản phẩm sạch. Nhờ vậy, cô gái Tày 9X không chỉ đạt doanh thu 1 tỷ đồng/năm, mà còn tạo việc làm cho nhiều bà con trong vùng.
Người trồng lạc vùng biên viễn Cao Bằng rất phẩn khởi khi nói rằng: Cây lạc phủ xanh vùng biên giới giúp dân thoát nghèo là có công rất lớn của anh Bế Văn Tùng.
Tương truyền, hình ảnh người phụ nữ đang đeo gùi trên lưng cúi xuống hái lúa, hái ngô trên nương rẫy chính là nguồn cảm hứng để tạo nên hình dạng của chiếc bánh chưng gù Hà Giang. Chiếc bánh chưng dân tộc Tày đã trở thành món ngon lan xa bởi sự độc đáo trong nguyên liệu và cách chế biến đã tạo nên hương vị khác biệt.
Làng Quỳnh Sơn là nơi duy nhất tại Lạng Sơn còn lưu giữ được nghề làm ngói âm dương (ngói lưu ly) truyền thống – một loại vật liệu được dùng phổ biến trong những ngôi nhà cổ xưa ở vùng cao.
Trong kho tàng văn hóa của đồng bào Tày ở Lào Cai có tới 6 di sản đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Then Tày, Khắp Nôm, kéo co, xòe Tà Chải, lễ hội xuống đồng và nghi lễ chỉ hướng kiêng.
Từ thu mua chè khô, người phụ nữ dân tộc Tày Hoàng Thị Hải chuyển sang nghề chế biến chè với mong muốn đổi đời. Những ngày đầu, sản phẩm chè do chị làm ra chỉ có giá khoảng 60.000 đồng/kg, nhưng chỉ hơn 2 năm, giá chè do chị sản xuất ra đã tăng gấp 10 lần.
Theo lời giới thiệu của những người dân tộc bản địa, chúng tôi tìm đến rừng lim Pò Chùa thuộc thôn Sản, xã Hữu Sản, huyện Sơn Động (Bắc Giang). Có lẽ tại Sơn Động ngày càng ít dần những khu “rừng thiêng”, “rừng cấm” tự nhiên như thế.
Những ngày này đến với “Cao nguyên trắng” Bắc Hà (Lào Cai), mùa mận Tam hoa đang bắt đầu vào chính vụ, người dân và du khách thập phương được hòa mình vào cảnh mua bán tấp nập nhộn nhịp chỉ có một trong năm. Bắc Hà là thủ phủ mận Tam hoa của Lào Cai, của khu vực Tây Bắc và cả nước.