Dân TQ gặp khó: Quay lại làm việc thì lo nCoV lây lan, không đi làm thì thiếu thốn

Vương Nam – SCMP Thứ bảy, ngày 08/02/2020 00:25 AM (GMT+7)
Theo các chuyên gia kinh tế, người dân Trung Quốc nên mau chóng quay trở lại công việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài lịch sử. Đây là biện pháp quan trọng nhằm phục hồi nền kinh tế của nước này và góp đẩy lùi dịch bệnh do virus Corona (nCoV) gây ra. Nhưng liệu người dân Trung Quốc đã sẵn sàng cho điều này?
Bình luận 0

img

Người dân Trung Quốc vẫn còn e ngại việc sử dụng phương tiện công cộng vì sợ lây nhiễm virus Corona (ảnh: SCMP)

Nhìn vào số lượt khách di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng dịp cuối tuần này tại Trung Quốc có thể thấy, người dân nước này vẫn chưa mặn mà quay trở lại làm việc.

Nhiều người lo ngại rằng, việc quay lại làm việc sau kỳ nghỉ sẽ làm bùng phát dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra – loại virus đã lây nhiễm cho hơn 31.000 người.

Theo ông Lu Zhengwei – trưởng phòng kinh doanh thuộc Ngân hàng Công nghiệp Thượng Hải, việc yêu cầu lực lượng lao động quay lại làm việc vào lúc này là rất quan trọng để duy trì sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Mặc khác, khi lao động quay trở lại làm việc, nước này sẽ giảm được nỗi lo thiếu thốn các loại vật tư y tế, nhu yếu phầm để đối phó với dịch bệnh.

“Rõ ràng việc cho phép lao động quay lại làm việc là mong muốn cấp thiết lúc này của những người sử dụng lao động. Họ đang phải gánh những khoản tiền thuê mặt bằng, nhà xưởng, phải trả tiền lương và cả bảo hiểm cho người lao động nhưng lại bị tạm dừng sản xuất. Với tình hình hiện tại, những doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc chỉ có thể trụ thêm được một tháng nữa”, ông Lu Zhengwei nhận định.

Nhiều tỉnh thành lớn tại Trung Quốc bao gồm cả Bắc Kinh, Thượng Hải, Chiết Giang và Quảng Đông đã kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của người lao động tại đây tới ngày 10.2.

Sự gián đoạn kéo dài của hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới sức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, vốn đã bị tác động bởi thương chiến với Mỹ.

img

Nhân viên đường sắt đang khử trùng một toa tàu (ảnh: SCMP)

Công ty tư vấn kinh tế Oxford Economics (Mỹ) đã hạ tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2020 từ 6% xuống còn 5,4%.

“Việc cung cấp khẩu trang y tế, đồ bảo hộ và các chất khử trùng sẽ phụ thuộc rất nhiều và việc đưa người lao động quay trở lại làm việc”, ông Lu Zhengwei cho biết.

Ông Huang Xin – một quan chức thuộc Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc cho biết, từ ngày 1 – 3.2, trung bình mỗi ngày chỉ có 3 – 4 triệu lượt khách di chuyển trên các tàu chở khách, con số này chỉ bằng 1/4 lượng hành khách của cùng kỳ năm ngoài.

Điều này cho thấy người Trung Quốc vẫn còn rất e ngại khi sử dụng các phương tiện công cộng.

“Chúng tôi sẽ chú ý giám sát các chuyến di chuyển của những sinh viên và người lao động. Số vé bán ra sẽ giảm một nửa so với thông thường để các hành khách có thể ngồi cách xa nhau. Việc đo thân nhiệt sẽ được đẩy mạnh và các trạm kiểm dịch sẽ được tăng cường”, ông Huang Xin cho biết.

Ông Yu Biao – một quan chức thuộc Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cho biết, những biện pháp tương tự như ngành đường sắt cũng sẽ được thực hiện với ngành hàng không. Theo ông Yu, số lượng chuyến bay nội địa tại Trung Quốc đã giảm một nửa trong tuần qua và chỉ có 45% số vé được cho phép bán ra.

Phát biểu trong một cuộc họp vào hôm thứ Năm 6.2, Thủ tướng Trung Quốc – ông Lý Khắc Cường cho biết, mục tiêu của nước này hiện nay là phục hồi nền sản xuất một cách có trật tự.

Trung Quốc điều tra sau cái chết của bác sĩ đầu tiên cảnh báo về virus Corona

Theo Thời báo Hoàn cầu, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) cho biết sẽ cử các nhân viên điều tra tới...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem